28/05/2017, 21:03

Suy nghĩ gì về bài học cuộc sống người cha dạy con

Đề bài: “Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đìmg quá buồn. Sẽ có lúc vui Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao." (Trích Gửi con, Bùi Nguyễn ...

Đề bài: “Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn Đìmg quá buồn. Sẽ có lúc vui Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa Chẳng sao Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao." (Trích Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên, báo Nhân Dân, sô 38/20 – 9 – 2009) Qua đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về bài học cuộc sống người cha dạy con? GỢI Ý Cần chú ý một số điểm sau: 1. Bài ...

Đề bài: “Đừng vui quá. Sẽ đến lúc buồn

Đìmg quá buồn. Sẽ có lúc vui

Tiến bước mà đánh mất mình. Con ơi, dừng lại

Lùi bước để hiểu mình. Cứ lùi thêm nhiều bước nữa

Chẳng sao

Hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp 

Nhìn xuống thấp. Để biết mình chưa cao."

(Trích Gửi con, Bùi Nguyễn Trường Kiên, báo Nhân Dân, sô 38/20 – 9 – 2009)

Qua đoạn thơ trên, em có suy nghĩ gì về bài học cuộc sống người cha dạy con?

GỢI Ý

Cần chú ý một số điểm sau:

1. Bài học cuộc sống mà người cha dạy con có ý nghĩa thật sâu sắc: Con người trong hoàn cảnh nào cũng phải biết sống hài hoà khiêm nhường – đó là kĩ năng sống, là lẽ sống đẹp.

– Trong cuộc đời mỗi người luôn có lúc vui, lúc buồn. Đó là trạng thái tâm lí bình thường hiển nhiên: “Khi buồn thì khóc, khi vui thì cười”. Song điều quan trọng là ta biết điều chỉnh hai trạng thái đó để tạo được sự ổn định trong tinh thần; tránh thái quá sẽ dẫn đến hành động thiếu tỉnh táo:

+ Vui quá dẫn đến cực lạc

+ Buồn quá dẫn đến cực đoan

Hai trạng thái vượt qua ngưỡng đều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống. Biết giữ thăng bằng những cảm xúc của bản thân là kĩ năng sống cần thiết của mỗi người trong hành trình cuộc đời.

– Sống phải biết khát vọng, ước mơ, phải biết khẳng định mình, nhưng “tiến” và “ngước lên” không phải để ganh đua, bon chen, để giành giật phần thắng mà hơn hết là để biết soi lại mình, ngẫm lại mình, để biết “lùi”, biết “nhìn xuống” một cách cao thượng.

– Đó là lẽ sống giản dị khiêm nhường biết mình biết người.

“Nhường là cho đi, là cúi thấp xuóng, là dung thứ… tất cả yếu tố đó là mặc nhiên và vĩnh viễn làm ta cao lớn hơn”. (Tạ Duy Anh)

Như vậy biết sống hài hoà giản dị khiêm nhường, tâm hồn ta sẽ tĩnh tại thanh thản, cuộc sống tinh thần khoẻ mạnh. Đó là hạnh phúc.

2. Thực tế nhiều kẻ sống ích kỉ, chỉ nghĩ cho cá nhân mình mà không nghĩ tới người khác. Đó là lối sống vị kỉ hẹp hòi cần lên án.

– Họ chỉ sống cho cảm giác của riêng mình.

+ Vui – vui hết mình: hưởng thụ cuộc sống một cách trác táng trụy lạc, sống buông thả…

+ Buồn – buồn tuyệt vọng: mặc đời đưa đẩy, sa đà, giải sầu thiếu lành mạnh hoặc tìm đến cái chết.

– Sống vì vật chất, danh lợi cho bản thân nên hãnh tiến, hiếu thắng, sẵn sàng bán rẻ lương tâm phẩm giá của mình… (có dẫn chứng cụ thể)

3. Trách nhiệm của thế hệ trẻ hôm nay:

– Phát huy những phẩm chất tốt đẹp ngàn đời của dân tộc Việt ngay trong cuộc sống học tập lao động, sống có ước mơ hoài bão, nảng động sáng tạo, khẳng định được bản thân song không được đánh mất mình.

* Lưu ý: Người viết cần đảm bảo yêu cầu của bài văn nghị luận, linh hoạt sáng tạo trong hình thức nghị luận, có giọng điệu phù hợp với nội dung nghị luận, tạo được ấn tượng cho người đọc.

LÊ THỊ NGỌC LAN

GV. THCS Lạc Dương – Yen Thuỷ – Hoà Bình

Từ khóa tìm kiếm

  • giải thich câu hãy ngước nhìn lên cao để thấy mình còn thấp nhìn xuống thấp để thấy mình chưa cao
  • suy nghĩ của em về bài thơ gửi con của bùi nguyễn trung kiên
0