04/06/2017, 08:48

Suy nghĩ của em về bức tranh tâm trạng của nhà thơ Tố Hữu qua bài thơ “Khi con tu hú"

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, dân làm nô lệ, cũng như bao thanh niên tri thức khác, Tố Hữu đã từng “Băn khoăn đứng giữa hai dòng nước” nhưng trong anh vẫn khát khao một lẽ yêu đời. Thế rồi ánh sáng lý tưởng Đảng đã đến với anh, soi rọi, nâng đỡ anh. Từ khi nguyện đi theo con đường ...

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước mất, dân làm nô lệ, cũng như bao thanh niên tri thức khác, Tố Hữu đã từng “Băn khoăn đứng giữa hai dòng nước” nhưng trong anh vẫn khát khao một lẽ yêu đời. Thế rồi ánh sáng lý tưởng Đảng đã đến với anh, soi rọi, nâng đỡ anh.

 Từ khi nguyện đi theo con đường của Đảng, Tố Hữu đã trải qua muôn vàn khó khăn thử thách, chịu bao cực hình đày đoạ trong các nhà tù của thực dân và trong một lần bị giam cầm tại nhà lao Thừa Phủ, Tố Hữu đã viết bài thơ “Khi con tu hú”. Bài thơ là tâm trạng uất ức, niềm khao khát tự do cháy bỏng của người thanh niên cách mạng:
 
“Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
 
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào.
Trời xanh càng rộng, càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không....
 
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muôn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu
 
Sống trong tù, trong sự kìm hãm ngột ngạt, mất tự do, người tù yêu nước đang dỏng tai nghe một tiếng chim tu hú đằng xa:
 
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng, càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không.
 
Ở đây, trong khổ thơ đầu, tác giả đã vẽ ra cho chúng ta bức tranh thiên nhiên làng quê, khi hè về. Đó là thời điểm những tiếng chim tu hú vang lên ‘'Khi con tu hú gọi bầy”. Tiếng chim đó đã dấy lên trong lòng người tù yêu nước một nỗi nhớ quê hương, nhớ từng sự thay đổi của làng quê mình. Mỗi khi hè về, trong lòng tác giả hình ảnh quê hương hiện lên thật đẹp, thật rực rỡ, ấm áp, yên vui, với màu vàng của lúa chín, màu đỏ của quả ngọt, của ngô, màu xanh của hoa lá, đất trời, tiếng ve ngân nga, tiêng sáo diều vi vu mềm mại. Phải chăng bức tranh quê hương vào hè đã in đậm trong tâm tưởng của nhà thơ thì nhà thơ mới có thể vẽ ra một bức tranh thiên nhiên đẹp, trong sáng, sống động đến vậy. Cả sáu câu thơ là một bức tranh làng quê Việt Nam, khi vào hè, trong nỗi nhớ của tác giả. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, đất nước của tác giả. Tình yêu quê hương đó đã được thể hiện qua nỗi nhớ thương da diết, niềm vui náo nức, xốn xang trong lòng người tù yêu nước khi tiếng chím tu hú gọi hè về, Nỗi nhớ đó đã tạo nên một tâm trạng dằn vặt, uất hận trong lòng nhà thơ.
 
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
 
Hè đến gợi lên trong lòng tác giả một nỗi khát vọng, khát vọng được tự do, được trở về với đồng bào đồng chí, cùng nhau sát cánh đấu tranh giải phóng dân tộc. Nỗi niềm khát khao tự do đã tạo nên một cơn uất ức căm hờn, uất hận cái thực tại hè nóng, ngột ngạt mất tự do trong nhà tù- ở đây với những từ ngữ gợi cảm “tan”, “hận”, “uất”, tác giả đã thể hiện tâm trạng uất ức, căm giận của mình trong cảnh lao tù ngột ngạt. Và cuối bài thơ, lại một lần nữa, ta bắt gặp tiếng chim tu hú nhưng đó không phải là tiếng chim tu hú gọi hè mà tiếng chim đó lại còn thúc giục, trỗi dậy trong lòng nhà thơ một nỗi căm hờn, một niềm khát khao tự do cháy bỏng.
 
Tóm lại, toàn bài thơ là nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi uất hận căm hờn, niềm khao khát tự do cháy bỏng của tác giả, một người tù yêu nước, một thanh niên cách mạng. Chính những tâm trạng đó đã khẳng định tình yêu quê hương đất nước, niềm ham muốn cùng mọi người đấu tranh giải phóng dân tộc của nhà thơ.

0