04/06/2017, 08:47
Cảm nghĩ của em về bài thơ "Đồng chí" của Chính Hữu.
Lịch sử nước ta là những trang vàng của những cuộc kháng chiến chống xâm lược nối tiếp nhau. Trong những quá trình đó, người chiến sĩ thực sự trở thành hình ảnh cao đẹp nhất: "Anh vẫn hành quân Trên đường ra chiến dịch" Bởi thế, là nhà thơ quân đội, Chính Hữu đã viết nhiều về người ...
Lịch sử nước ta là những trang vàng của những cuộc kháng chiến chống xâm lược nối tiếp nhau.
Trong những quá trình đó, người chiến sĩ thực sự trở thành hình ảnh cao đẹp nhất:
"Anh vẫn hành quân
Trên đường ra chiến dịch"
Bởi thế, là nhà thơ quân đội, Chính Hữu đã viết nhiều về người lính và ông đã dành cho họ tình cảm ưu ái, trân trọng. Từ thực tế gian nan, máu lửa, với cảm xúc chân thành của một người trong cuộc, tác giả dã viết lên bài “Đồng chí”. Đó là một trong những bài thơ hay về ngươi chiến sĩ trong thi ca Việt Nam hiện đại. “Đồng chí” ra đời năm 1948; trải qua hơn “50 năm”, bài thơ đã trở thành người bạn tâm tình của nhiều lớp người cầm súng chống Pháp và chống Mỹ.
Cuộc kháng chiến chống Pháp là nơi hội tụ của bao tấm lòng yêu nước, từ giã quê hương, hàng triệu nông dân tình nguyện gia nhập quân đội, chiến đấu cho một lí tưởng chung: “Độc lập tự do của đất nước, của dân tộc”. Trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh, những người chiến sĩ đã gắn bó chặt chẽ với nhau, Một tình cảm mới mẻ đã nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc, thiêng liêng, đó là tình đồng chí.
Chính vì vậy, Chính Hữu đã ghi lại mối tình cao quí ấy qua bài thơ rất mộc mạc mà lại có sức rung cảm đến lạ thường.
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"
Đó là những lời trao gửi chân thành của hai người lính xa quê trong những giây phút ngắn ngủi khi nghỉ ngơi sau chặng hành quân đầy vất vả, sau một trận đánh ác liệt hay trong đêm rừng cùng nhau phục kích quân thù. Những câu chuyện tâm tình về quê hương, những miền quê khác nhau đều gợi lên một cuộc sống gieo neo cơ cực. Câu thành ngữ “nước mặn đồng chua” làm ta gợi nhớ tới đây là một vùng chiêm trũng. Quê hương anh như vậy, còn quê hương của tác giả thì cũng chẳng hơn gì.
"Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
Nhưng dẫu sao thì chúng đều chung một cái giống nhau đó là cái nghèo, con người sống lam lũ, vất vả, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Bởi thế khi xa quê, họ nhớ quê đến quặn lòng. Họ là người nông dân nghèo khổ, quanh năm chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng khi Tổ quốc cần thì họ sẵn sàng rời xa cái làng thân yêu, bước ra khỏi luỹ tre làng để cầm súng đi đánh giặc. Xa quê đi chiến đấu, họ rời xa nơi chôn rau cắt rốn với biết bao kỷ niệm quen thuộc. Nhưng vượt lên trên những nỗi khắc khổ đó, họ đến với nhau, cùng nhau vun đắp cho một tình đồng đội, tình đồng chí.
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau."
Trong một môi trường quân đội đầy kỉ luật, họ lại càng gắn bó máu thịt như một mái ấm tình người. Họ kề vai sát cánh bên nhau với một lí tưởng chung.
"Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."
Lúc này họ là tri kỉ, sống chết có nhau thì “Đồng chí” lại là tiếng gọi thiêng liêng, là tình cảm xuất phát từ đáy lòng họ. Từ xa lạ đến gần gũi, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sướng khổ có nhau, kề vai sát cánh chiến đấu.
Và khi đã hiểu nhau như vậy thì bây giờ, tác giả suy nghĩ về người đồng đội:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính,..
...Áo anh rách vai
Quần tôi cá vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Rời nhà ra chiến trường, họ nhớ quê hương da diết, nhớ về giếng nước, gốc đa, nhớ ruộng nương, nhớ gian nhà, đó là những vật hết sức thân quen của làng quê Việt Nam. Trong câu thơ: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”, ta thấy xuất hiện từ “mặc kệ”. Nó làm ta nhớ tới một câu thơ trong bài “Đất nước” cua Nguyễn Đình Thi:
"Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."
Tuy việc những người lính lại tất cả để ra trận đã được nhiều tác giả viết tới nhưng Chính Hữu vẫn cho ta thấy được sự hi sinh lớn lao của người chiến sĩ qua những câu thơ của mình, từ “mặc kệ” hay “không ngoảnh lại” chẳng qua chỉ là cách nói khác nhau để biếu lộ một ý chí quyết tâm vượt lên những tình cảm đời thường để dùng lí trí chế ngự những tình cảm đó, phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Nhưng càng chế ngự thì nó lại càng trở nên da diết hơn đến mức cảm thấy được từng cơn gió giật làm lung lay căn nhà thảm thương. Tình cảm đó không thể đo đếm nổi.
Chính Hữu cũng đã sử dụng hình ảnh “giếng nước gốc đa”. Chúng nhớ người ra lính và ở chiến trường; nhưng người chiến sĩ cũng đang ngày đêm mong nhớ về chúng. Những người chiến sĩ có tâm hồn thật hồn nhiên, trong sáng, gắn chặt với cái "hồn lòng" nơi quê hương họ.
Tác giả nhớ về và kể lại cho ta thấy được nhưng ngày đầu kháng chiến chống Pháp đầy khó nhọc, thiếu thốn mọi thứ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Vượt lên trên những khó nhọc đó anh bộ đội cụ Hồ vẫn vui vẻ, tin tưởng vào cuộc sống.
Khác với mở bài “Anh với tôi đôi người xa lạ”, bây giờ thì lại là “Thương nhau tay nắm lấy hàn tay”. Xem chừng có vẻ mâu thuẫn nhưng tác giả đã dùng chính sự mâu thuẫn này để nói lên và tô đậm thêm cho tình đồng chí thiêng liêng và cao cả.
Đó chính là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, động viên, tiếp sức mạnh, ý chí cho nhau. Hai bàn tay ấy mà tách ra thì sẽ lẻ loi, yếu ớt nhưng khi đã nắm lại thì không sức mạnh nào địch nổi. Hơi ấm từ hai bàn tay đó đã tạo thêm sức truyền cảm cho bài thơ.
Dường như đến đây đã là đỉnh điểm của tình đồng chí nhưng với cảm hứng lãng mạn ở cuối bài, Chính Hữu đã dựng lên một hình ảnh tuyệt đẹp về người lính:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
Ánh trăng lại được sử dụng làm hình ảnh biểu tượng cho người lính, Ta gặp hình ảnh trăng trong một bài thơ khác:
“Anh vốn hành quân
Nẻo đường xa anh bước
Trăng non ló đỉnh rừng.”
Ở bài thơ này, ánh trăng kết hợp với cây súng là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của thi nhân. Ánh trăng của Chính Hữu là ánh trăng ấm cúng, chan chứa tình người, tình đồng chí. Giữa rừng đêm lạnh giá, có hai ngọn súng, hai con người kề vai sát bên nhau chờ giặc. Ánh trăng toả sáng rừng núi và chếch dần, chếch dần treo lơ lửng trên ngọn súng, làm nhân chứng cho một tình cảm thiêng liêng, cao cả.
Hình ảnh đó mang chất lãng mạn, cảnh và tình hoà quyện với nhau. Tình đồng chí sưởi ấm lòng người chiến sĩ, súng và trăng - cả hai cùng tham gia chiến đấu.
"Đồng chí" là một bài thơ hay. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật hàm súc chắt lọc đầy sức gợi cảm, bài thơ đã cho ta cảm nhận được tình đồng chí đậm đà. Qua đó, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ hồi đầu kháng chiến với một tấm lòng cảm phục, mến thương sâu sắc của tác giả. Bài thơ sẽ mãi mãi luôn giữ trong ký ức của mọi người, nhất là lớp trẻ để " Hiểu quá khứ, hành động cho hiện tại và tin tưởng vào tương lai"
"Anh vẫn hành quân
Trên đường ra chiến dịch"
Bởi thế, là nhà thơ quân đội, Chính Hữu đã viết nhiều về người lính và ông đã dành cho họ tình cảm ưu ái, trân trọng. Từ thực tế gian nan, máu lửa, với cảm xúc chân thành của một người trong cuộc, tác giả dã viết lên bài “Đồng chí”. Đó là một trong những bài thơ hay về ngươi chiến sĩ trong thi ca Việt Nam hiện đại. “Đồng chí” ra đời năm 1948; trải qua hơn “50 năm”, bài thơ đã trở thành người bạn tâm tình của nhiều lớp người cầm súng chống Pháp và chống Mỹ.
Cuộc kháng chiến chống Pháp là nơi hội tụ của bao tấm lòng yêu nước, từ giã quê hương, hàng triệu nông dân tình nguyện gia nhập quân đội, chiến đấu cho một lí tưởng chung: “Độc lập tự do của đất nước, của dân tộc”. Trong cuộc chiến đấu đầy gian khổ, hi sinh, những người chiến sĩ đã gắn bó chặt chẽ với nhau, Một tình cảm mới mẻ đã nảy sinh và ngày càng trở nên sâu sắc, thiêng liêng, đó là tình đồng chí.
Chính vì vậy, Chính Hữu đã ghi lại mối tình cao quí ấy qua bài thơ rất mộc mạc mà lại có sức rung cảm đến lạ thường.
"Quê hương anh nước mặn, đồng chua,
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.
Anh với tôi đôi người xa lạ,
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Súng bên súng đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ
Đồng chí!"
Đó là những lời trao gửi chân thành của hai người lính xa quê trong những giây phút ngắn ngủi khi nghỉ ngơi sau chặng hành quân đầy vất vả, sau một trận đánh ác liệt hay trong đêm rừng cùng nhau phục kích quân thù. Những câu chuyện tâm tình về quê hương, những miền quê khác nhau đều gợi lên một cuộc sống gieo neo cơ cực. Câu thành ngữ “nước mặn đồng chua” làm ta gợi nhớ tới đây là một vùng chiêm trũng. Quê hương anh như vậy, còn quê hương của tác giả thì cũng chẳng hơn gì.
"Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá"
Nhưng dẫu sao thì chúng đều chung một cái giống nhau đó là cái nghèo, con người sống lam lũ, vất vả, đổi bát mồ hôi lấy bát cơm. Bởi thế khi xa quê, họ nhớ quê đến quặn lòng. Họ là người nông dân nghèo khổ, quanh năm chân lấm tay bùn, bán mặt cho đất, bán lưng cho trời nhưng khi Tổ quốc cần thì họ sẵn sàng rời xa cái làng thân yêu, bước ra khỏi luỹ tre làng để cầm súng đi đánh giặc. Xa quê đi chiến đấu, họ rời xa nơi chôn rau cắt rốn với biết bao kỷ niệm quen thuộc. Nhưng vượt lên trên những nỗi khắc khổ đó, họ đến với nhau, cùng nhau vun đắp cho một tình đồng đội, tình đồng chí.
"Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau."
Trong một môi trường quân đội đầy kỉ luật, họ lại càng gắn bó máu thịt như một mái ấm tình người. Họ kề vai sát cánh bên nhau với một lí tưởng chung.
"Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ."
Lúc này họ là tri kỉ, sống chết có nhau thì “Đồng chí” lại là tiếng gọi thiêng liêng, là tình cảm xuất phát từ đáy lòng họ. Từ xa lạ đến gần gũi, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, sướng khổ có nhau, kề vai sát cánh chiến đấu.
Và khi đã hiểu nhau như vậy thì bây giờ, tác giả suy nghĩ về người đồng đội:
"Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
...Áo anh rách vai
Quần tôi cá vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay"
Rời nhà ra chiến trường, họ nhớ quê hương da diết, nhớ về giếng nước, gốc đa, nhớ ruộng nương, nhớ gian nhà, đó là những vật hết sức thân quen của làng quê Việt Nam. Trong câu thơ: “Gian nhà không mặc kệ gió lung lay”, ta thấy xuất hiện từ “mặc kệ”. Nó làm ta nhớ tới một câu thơ trong bài “Đất nước” cua Nguyễn Đình Thi:
"Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy."
Tuy việc những người lính lại tất cả để ra trận đã được nhiều tác giả viết tới nhưng Chính Hữu vẫn cho ta thấy được sự hi sinh lớn lao của người chiến sĩ qua những câu thơ của mình, từ “mặc kệ” hay “không ngoảnh lại” chẳng qua chỉ là cách nói khác nhau để biếu lộ một ý chí quyết tâm vượt lên những tình cảm đời thường để dùng lí trí chế ngự những tình cảm đó, phục vụ cho lợi ích chung của đất nước. Nhưng càng chế ngự thì nó lại càng trở nên da diết hơn đến mức cảm thấy được từng cơn gió giật làm lung lay căn nhà thảm thương. Tình cảm đó không thể đo đếm nổi.
Chính Hữu cũng đã sử dụng hình ảnh “giếng nước gốc đa”. Chúng nhớ người ra lính và ở chiến trường; nhưng người chiến sĩ cũng đang ngày đêm mong nhớ về chúng. Những người chiến sĩ có tâm hồn thật hồn nhiên, trong sáng, gắn chặt với cái "hồn lòng" nơi quê hương họ.
Tác giả nhớ về và kể lại cho ta thấy được nhưng ngày đầu kháng chiến chống Pháp đầy khó nhọc, thiếu thốn mọi thứ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc. Vượt lên trên những khó nhọc đó anh bộ đội cụ Hồ vẫn vui vẻ, tin tưởng vào cuộc sống.
Khác với mở bài “Anh với tôi đôi người xa lạ”, bây giờ thì lại là “Thương nhau tay nắm lấy hàn tay”. Xem chừng có vẻ mâu thuẫn nhưng tác giả đã dùng chính sự mâu thuẫn này để nói lên và tô đậm thêm cho tình đồng chí thiêng liêng và cao cả.
Đó chính là biểu tượng của sức mạnh đoàn kết, động viên, tiếp sức mạnh, ý chí cho nhau. Hai bàn tay ấy mà tách ra thì sẽ lẻ loi, yếu ớt nhưng khi đã nắm lại thì không sức mạnh nào địch nổi. Hơi ấm từ hai bàn tay đó đã tạo thêm sức truyền cảm cho bài thơ.
Dường như đến đây đã là đỉnh điểm của tình đồng chí nhưng với cảm hứng lãng mạn ở cuối bài, Chính Hữu đã dựng lên một hình ảnh tuyệt đẹp về người lính:
"Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo"
Ánh trăng lại được sử dụng làm hình ảnh biểu tượng cho người lính, Ta gặp hình ảnh trăng trong một bài thơ khác:
“Anh vốn hành quân
Nẻo đường xa anh bước
Trăng non ló đỉnh rừng.”
Ở bài thơ này, ánh trăng kết hợp với cây súng là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của thi nhân. Ánh trăng của Chính Hữu là ánh trăng ấm cúng, chan chứa tình người, tình đồng chí. Giữa rừng đêm lạnh giá, có hai ngọn súng, hai con người kề vai sát bên nhau chờ giặc. Ánh trăng toả sáng rừng núi và chếch dần, chếch dần treo lơ lửng trên ngọn súng, làm nhân chứng cho một tình cảm thiêng liêng, cao cả.
Hình ảnh đó mang chất lãng mạn, cảnh và tình hoà quyện với nhau. Tình đồng chí sưởi ấm lòng người chiến sĩ, súng và trăng - cả hai cùng tham gia chiến đấu.
"Đồng chí" là một bài thơ hay. Bằng ngôn ngữ nghệ thuật hàm súc chắt lọc đầy sức gợi cảm, bài thơ đã cho ta cảm nhận được tình đồng chí đậm đà. Qua đó, bài thơ đã khắc hoạ hình ảnh người chiến sĩ hồi đầu kháng chiến với một tấm lòng cảm phục, mến thương sâu sắc của tác giả. Bài thơ sẽ mãi mãi luôn giữ trong ký ức của mọi người, nhất là lớp trẻ để " Hiểu quá khứ, hành động cho hiện tại và tin tưởng vào tương lai"