04/06/2017, 08:47
Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ Nắm được đoạn văn và cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự. 1. Đoạn văn trong văn bản tự sự (1) Đoạn văn là bộ phận của văn bản gồm câu chủ đề nêu ý khái quát và các câu khác triển khai ý khái quát đó. ...
Soạn bài Ngữ văn lớp 10: Luyện tập viết đoạn văn tự sự
I. KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Nắm được đoạn văn và cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
1. Đoạn văn trong văn bản tự sự
(1) Đoạn văn là bộ phận của văn bản gồm câu chủ đề nêu ý khái quát và các câu khác triển khai ý khái quát đó.
(2) Đoạn văn có nhiều loại với những nhiệm vụ khác nhau: đoạn mở bài, các đoạn ở thân bài, đoạn kết bài.
(3) Nội dung mỗi đoạn văn có thể khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm thể hiện chủ đề và ý nghĩa văn bản.
2. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự
(1) Tìm hiểu đoạn mở đầu và đoạn kết thúc truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, ta thấy:
a) Đoạn mở đầu và đoạn kết thúc đã thể hiện đúng như dự kiến của tác giả:
- Mở đầu: tả khu rừng xà nu một cách hết sức tạo hình.
- Kết thúc: bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận.
- Cả hai đoạn đều tả bằng bút pháp vừa tả thực vừa tượng trưng, vừa hiện thực vừa lãng mạn.
- Đoạn mở đầu tả kĩ hơn, dài hơn cốt gây ấn tượng; đoạn kết tả cô động để lưu giữ lại ấn tượng trong lòng người đọc, gợi chất thơ hùng tráng cho tác phẩm (trong đoạn kết có hình ảnh con người xuất hiện cùng với rừng xà nu).
b) Trên cơ sở phân tích ở điểm a, các em tự rút ra kinh nghiệm về cách viết đoạn văn.
(2) Đọc đoạn văn của một bạn học sinh viết về “hậu thân của chị Dậu”, ta thấy:
a) Đó là một đoạn văn trong văn bản tự sự viết về câu chuyện (1) của chị (xem bài Lập dàn ý bài văn tự sự, tr.51) vì nó triển khai một ý lớn của câu chuyện: chị Dậu về lại làng cũ của mình. Đoạn văn thuộc phần đầu của thân bài, sau lời giới thiệu: “Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ...”
b) Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở cách kể rõ ràng theo trình tự thời gian và hoạt động của nhân vật, có một số hình ảnh miêu tả chi tiết biểu cảm khá đạt (nêu dẫn chứng trong đoạn văn). Tuy nhiên, có hai chỗ bạn còn phân vân và để trống, đoạn miêu tả chân trời phía đông ửng hồng lên (nhưng không miêu tả tiếp) và đoạn kể chị Dậu bỗng ứa nước mắt (cũng dừng lại, không miêu tả tiếp chi tiết biểu cảm này). Các em dựa vào mạch văn và ý tưởng của bạn, viết tiếp vào những chỗ để trống về miêu tả và biểu cảm đó.
(3) Rút ra cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự (xem Ghi nhớ ở cuối bài).
II. LUYỆN TẬP
1. Gợi ý : Các em tìm đọc đoạn văn này trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê trong Ngữ văn 9, tập hai để trả lời câu hỏi này. (Chú ý : Truyện kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật kể chuyện xưng “tôi”).
2. Đọc 9 câu thơ đầu trong đoạn trích, hình dung ra nhân vật để viết. (Chú ý: nhân vật cô gái hiện lên gián tiếp qua lời kể của nhân vật chàng trai).
Nắm được đoạn văn và cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự.
1. Đoạn văn trong văn bản tự sự
(1) Đoạn văn là bộ phận của văn bản gồm câu chủ đề nêu ý khái quát và các câu khác triển khai ý khái quát đó.
(2) Đoạn văn có nhiều loại với những nhiệm vụ khác nhau: đoạn mở bài, các đoạn ở thân bài, đoạn kết bài.
(3) Nội dung mỗi đoạn văn có thể khác nhau, nhưng tất cả đều nhằm thể hiện chủ đề và ý nghĩa văn bản.
2. Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự
(1) Tìm hiểu đoạn mở đầu và đoạn kết thúc truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành, ta thấy:
a) Đoạn mở đầu và đoạn kết thúc đã thể hiện đúng như dự kiến của tác giả:
- Mở đầu: tả khu rừng xà nu một cách hết sức tạo hình.
- Kết thúc: bằng một cảnh rừng xà nu, như một vĩ thanh cứ xa mờ dần và bất tận.
- Cả hai đoạn đều tả bằng bút pháp vừa tả thực vừa tượng trưng, vừa hiện thực vừa lãng mạn.
- Đoạn mở đầu tả kĩ hơn, dài hơn cốt gây ấn tượng; đoạn kết tả cô động để lưu giữ lại ấn tượng trong lòng người đọc, gợi chất thơ hùng tráng cho tác phẩm (trong đoạn kết có hình ảnh con người xuất hiện cùng với rừng xà nu).
b) Trên cơ sở phân tích ở điểm a, các em tự rút ra kinh nghiệm về cách viết đoạn văn.
(2) Đọc đoạn văn của một bạn học sinh viết về “hậu thân của chị Dậu”, ta thấy:
a) Đó là một đoạn văn trong văn bản tự sự viết về câu chuyện (1) của chị (xem bài Lập dàn ý bài văn tự sự, tr.51) vì nó triển khai một ý lớn của câu chuyện: chị Dậu về lại làng cũ của mình. Đoạn văn thuộc phần đầu của thân bài, sau lời giới thiệu: “Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ...”
b) Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở cách kể rõ ràng theo trình tự thời gian và hoạt động của nhân vật, có một số hình ảnh miêu tả chi tiết biểu cảm khá đạt (nêu dẫn chứng trong đoạn văn). Tuy nhiên, có hai chỗ bạn còn phân vân và để trống, đoạn miêu tả chân trời phía đông ửng hồng lên (nhưng không miêu tả tiếp) và đoạn kể chị Dậu bỗng ứa nước mắt (cũng dừng lại, không miêu tả tiếp chi tiết biểu cảm này). Các em dựa vào mạch văn và ý tưởng của bạn, viết tiếp vào những chỗ để trống về miêu tả và biểu cảm đó.
(3) Rút ra cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự (xem Ghi nhớ ở cuối bài).
II. LUYỆN TẬP
1. Gợi ý : Các em tìm đọc đoạn văn này trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê trong Ngữ văn 9, tập hai để trả lời câu hỏi này. (Chú ý : Truyện kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật kể chuyện xưng “tôi”).
2. Đọc 9 câu thơ đầu trong đoạn trích, hình dung ra nhân vật để viết. (Chú ý: nhân vật cô gái hiện lên gián tiếp qua lời kể của nhân vật chàng trai).