04/06/2017, 08:47
Cảm nghĩ của em về bài thơ "Viếng lăng Bác" của viễn Phương.
Được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác trong một lần vào lăng viếng Bác. "Viếng lăng Bác" được viết trên một cảm hứng thơ cụ thể và xúc ...
Được viết năm 1976, sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi, đất nước thống nhất, bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương đã thể hiện niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ với Bác trong một lần vào lăng viếng Bác.
"Viếng lăng Bác" được viết trên một cảm hứng thơ cụ thể và xúc động. Bố cục bài thơ chặt chẽ, giọng điệu thơ khi nhanh khi chậm. Bài thơ mở đầu bằng câu thơ:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Câu thơ gợi một không khí ấm áp gần gũi. Và tác giả đã tăng sự gần gũi đó không phải chỉ bởi những câu thơ bình dị mà còn là việc sử dụng hình ảnh cây tre. Gắn bó với làng quê Việt Nam, tre đã trở thành một hình ảnh quen thuộc của làng người Việt. Tác giả đặt lăng Bác trong màu xanh của xứ sở nơi mà ở đó có những con người anh dũng, kiên cường "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ thứ hai cũng rất độc đáo. Viễn Phương đã dùng hình ảnh mặt trời trên lăng để nói đến Mặt Trời trong lăng là Bác. Cái trường tồn, vĩnh cửu của Mặt Trời đã được nhà thơ sử dụng để nói sự bất diệt, vĩ đại của Bác:
“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.”
Và đồng thời nó cũng thể hiện sự tôn kính của tác giả đối với Bác. Từ "rất đỏ” nói lên hình ảnh rực rỡ trái tim cách mạng của Bác.
Cùng với hình ảnh Mặt Trời - trong lăng là hình ảnh tràng hoa - dòng người đã diễn tả sâu sắc niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân ta đối với sự ra đi của Bác:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Lý trí bảo rằng Bác sẽ luôn sống với non sông như bầu trời xanh kia mãi mãi, nhưng Viễn Phương không thể không đau nhói trước sự ra đi ấy:
"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
Một chữ "nhói" mà nói lên được tấm lòng của đứa con ở miền Nam ra thăm lăng Bác - cũng là tấm lòng của miền Nam, của cả nước đối với Bác kính yêu.
Cảm xúc của tác giả lại dâng trào đến đỉnh điểm khi phải rời xa lăng Bác:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Giọng thơ trầm lắng thể hiện sự lưu luyến của Viễn Phương: chân thành và xúc động. Bỗng giọng thơ trở nên dồn dập bởi điệp từ “muốn làm”. Đó là tất cả ước nguyện của tác giả:
" Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. "
Những ước nguyện đó thật giản dị, mong muốn được mãi mãi gần gũi Bác, được mãi mãi đi theo lý tưởng của Người là tâm niệm không chỉ của riêng nhà thơ. Hình ảnh cây tre trung hiếu đã khép lại bài thơ, một kết nối vòng tròn rất hay. Tre là hình ảnh mở đầu và cũng là hình ảnh cuối cùng. Nó như khắc sâu phẩm chất người Việt Nam trung hiếu anh hùng.
Lời thơ tự do khi nhanh, khi chậm cùng nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp đã tạo nên cho mạch cảm xúc chân thành sâu sắc của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là một sự đóng góp quí báu trong những bài thơ ngợi ca về Bác - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”
Câu thơ gợi một không khí ấm áp gần gũi. Và tác giả đã tăng sự gần gũi đó không phải chỉ bởi những câu thơ bình dị mà còn là việc sử dụng hình ảnh cây tre. Gắn bó với làng quê Việt Nam, tre đã trở thành một hình ảnh quen thuộc của làng người Việt. Tác giả đặt lăng Bác trong màu xanh của xứ sở nơi mà ở đó có những con người anh dũng, kiên cường "Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
Hình ảnh ẩn dụ trong khổ thơ thứ hai cũng rất độc đáo. Viễn Phương đã dùng hình ảnh mặt trời trên lăng để nói đến Mặt Trời trong lăng là Bác. Cái trường tồn, vĩnh cửu của Mặt Trời đã được nhà thơ sử dụng để nói sự bất diệt, vĩ đại của Bác:
“Ngày ngày Mặt Trời đi qua trên lăng
Thấy một Mặt Trời trong lăng rất đỏ.”
Và đồng thời nó cũng thể hiện sự tôn kính của tác giả đối với Bác. Từ "rất đỏ” nói lên hình ảnh rực rỡ trái tim cách mạng của Bác.
Cùng với hình ảnh Mặt Trời - trong lăng là hình ảnh tràng hoa - dòng người đã diễn tả sâu sắc niềm tiếc thương vô hạn của nhân dân ta đối với sự ra đi của Bác:
“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
"Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim.”
Một chữ "nhói" mà nói lên được tấm lòng của đứa con ở miền Nam ra thăm lăng Bác - cũng là tấm lòng của miền Nam, của cả nước đối với Bác kính yêu.
Cảm xúc của tác giả lại dâng trào đến đỉnh điểm khi phải rời xa lăng Bác:
“Mai về miền Nam thương trào nước mắt”
Giọng thơ trầm lắng thể hiện sự lưu luyến của Viễn Phương: chân thành và xúc động. Bỗng giọng thơ trở nên dồn dập bởi điệp từ “muốn làm”. Đó là tất cả ước nguyện của tác giả:
" Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa toả hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này. "
Những ước nguyện đó thật giản dị, mong muốn được mãi mãi gần gũi Bác, được mãi mãi đi theo lý tưởng của Người là tâm niệm không chỉ của riêng nhà thơ. Hình ảnh cây tre trung hiếu đã khép lại bài thơ, một kết nối vòng tròn rất hay. Tre là hình ảnh mở đầu và cũng là hình ảnh cuối cùng. Nó như khắc sâu phẩm chất người Việt Nam trung hiếu anh hùng.
Lời thơ tự do khi nhanh, khi chậm cùng nhiều hình ảnh ẩn dụ đẹp đã tạo nên cho mạch cảm xúc chân thành sâu sắc của nhà thơ Viễn Phương. Bài thơ là một sự đóng góp quí báu trong những bài thơ ngợi ca về Bác - vị Cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam.