21/02/2018, 08:50

Suy nghĩ của anh chị về Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.

Đề bài: Bài làm: Trương Hán Siêu là người có học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, thẳng thắn. Các tác phẩm của ông để lại chỉ để lại khoảng 3,4 bài văn nhưng đã thể hiện tài văn chương thiên phú của tác giả. Các tác ...

Đề bài:

Bài làm:

Trương Hán Siêu là người có học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, thẳng thắn. Các tác phẩm của ông để lại chỉ để lại khoảng 3,4 bài văn nhưng đã thể hiện tài văn chương thiên phú của tác giả. Các tác phẩm của ông thể hiện tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc, đặc biệt nội dung ấy được tái hiện rõ nét trong bài “ Bạch Đằng giang phú”

Trương Hán Siêu (?-1354) tự là Thăng Phủ, quê ở Ninh Bình, từng là môn khách của Trần Hưng Đạo. Ông là người cương trực, học rộng tài cao, được vua Trần tin tưởng và nhân dân kính trọng. Bài “ Bạch Đằng giang phú” được ông sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông  khoảng 50 năm. Bài phú mang đề tài là sông Bạch Đằng và những chiến tích lịch cử trên sông. Sông Bạch Đằng là một nhánh ông đổ ra biển, nằm giữa Hải Phòng và Quảng Ninh gắn với chiến thắng chống quân Nam Hán của Ngô Quyền năm 938 và đại thắng chống quân Nguyên-Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đây không chỉ là một thắng cảnh mà còn là một đề tài lớn của văn học. Bài “Bạch Đằng giang phú” được viết theo lối phú cổ thể, có từ thời Đường, thường có vần, không nhất thiết phải có đối và thường kết hợp bằng thơ. Mở đầu bài phú tác giả khắc hoạ hình ảnh nhân vật “khách” với cuộc dạo chơi phong cảnh, tìm hiểu lịch sử:

“ Khách có kẻ:

Dương buồm dong gió chơi vơi

Lướt bể chơi trăng mải miết”

Trong cuộc du ngoạn để thoả tráng trí bốn phương ấy, nhân vật “khách” tìm đến: Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt, Đầm Vân Mộng. Không chỉ thế “khách” còn tìm đến cửa Đại Than, bến Đông Triều; bên cạnh những danh lam thắng cảnh của Đại Việt cho ta cảm nhận niềm tự hào và tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả. Hơn nữa, những địa danh ấy đều được lấy từ điển tích đã bộc lộ vốn tri thức uyên thâm và phần nào hé lộ tung hoành thiên hạ của bậc đại trượng phu. Trong chuyến du ngoạn của mình,  “khách” “giương buồm dong gió, lướt bể, chơi trăng” cho thấy phong thái ung dung tự tại và tâm hồn khoáng đạt cùng gió trăng của một tiên ông đang du sơn ngoạn thuỷ. Cùng cảm hứng đó, “khách” tìm đến sông Bạch Đằng một địa danh lịch sử nổi tiếng, nơi ghi dấu bao chiến công hiển hách của dân tộc cho thấy thái độ trân trọng lịch sử, yêu đất nước, dân tộc. Khi lướt buồm trên sông, dòng sông lịch sử được cảm nhận chứa chan cũng yêu mến:

“Bát ngát song kình muôn dặm

Thướt tha đuôi trĩ một màu

Nước trôi; một sắc, phong cảnh; ba thu”

Với các hình ảnh ước lệ tượng trưng “bát ngát song kình, thướt tha đuôi trĩ”  cảnh sắc thiên nhiên hiện lên vừa bao la, kì vĩ, hùng tráng, vừa thơ mộng, lung linh. Đối nghịch với thiên nhiên đất trời, cảnh vật hai bên bờ sông thật vắng vẻ hoang vu:

“Bờ lau san sát, bến lách đìu hiu

Sông chìm giáo gãy, gò đầy xương khô”

Nghệ thuật tả thực đã gợi người đọc một không gian vừa vắng vẻ, hiu hắt vừa buồn thảm, thê lương. Cảm xúc buồn, tiếc nuối, hành động đứng lặng giờ lâu cho thấy tâm trạng xót xa thương tiếc, sầu thảm trước thảm cảnh dòng sông Bạch Đằng khi tác giả xoá nhoà đi những chiến tích năm xưa.

Bằng nghệ thuật ước lệ xen lần tả thực, tác giả đã cho ta cảm nhận tình yêu với bức tranh thiên nhiên vừa hùng vĩ vừa nên thơ cùng cảm hứng hoài cổ cho thấy tâm trạng xót xa khi quá khứ bị lãng quên, mãi khồn bao giờ trở lại, trước khi quá khứ bị lãng quên, mãi không bao giờ trở lại trước thế sự đổi thay khi triều đình nhà Trần đã bắt đầu suy thoái.

Nếu như đoạn đầu là tráng trí bốn phương của nhân vật khách thì ở đoạn thứ hai tác giả đã phân vân để tạo nên cuộc đối thoại giữa nhân vật khách và các bô lão để tái hiện những chiến tích hào hùng trên dòng sông lịch sử. Và đây cũng là kết cấu thường thấy trong các tác phẩm văn học cổ.

Nhân vật các bô lão được nói đến có thể là những người địa phương cũng có thể là những binh sĩ đã trực tiếp tham gia chiến trận nên họ vừa là chứng nhân lịch sử vừa là người trải nghiệm là cho lời kể trở nên khách quan, chân thực, đáng tin cậy hơn. Mở đầu đoạn thứ hai là lời hỏi của các bô lão với nhân vật khách:

“Bên sông các bô lão hỏi ý ta sở cầu?

Có kẻ gậy lê chống trước, có người thuyền nhẹ bơi sau

Vái ta mà thưa”

Lời chào hỏi thân tình ấy của các bô lão cho thấy sự ân cần, hiếu khách và sự tôn trọng vị khách phương xa. Tiếp theo sau đó, các bô lão đã kể lại các chiến tích lịch sử trên sông với bao niềm tự hào, yêu mến.

“Đây là nơi chiến địa buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao”

Các bô lão không tái hiện lại chiến công theo trình tự thời gian mà nhấn mạnh đại thắng của dân tộc với từng giai đoạn chiến trận. Qua đó giúp người đọc hình dung một cách cụ thể, khách quan hơn. Mở đầu là khí thế xuất binh của quân và dân ta:

“ Thuyền bè muôn đội, thinh kì phấp phới

Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”

Lời kể dõng dạc, chân thực cho ta cảm nhận khí thế bừng bừng, ngút trời, gợi sức mạnh và khí thế của quân đội nhà Trần và hào khí Đông A. Trong khi đó, quân địch được miêu tả vừa hung hãn, vừa gian xảo, hống hách:

“Tất Liệt thế cường, Lưu Tung chước dối

Những tưởng gieo roi một lần

Quét sạch nam bang”

Cuộc tranh đấu giữa quân và dân ta với quân Nguyên là cuộc chiến giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Quân Nguyên hung hãn, hống hách, ỷ vào quân đông, tướng mạnh xâm chiến nước ta nhưng quân và dân nhà Trần đã anh dũng chiến đấu chống lại quân xâm lược hùng mạnh nhất bấy giờ : “Vó ngựa Mông Cổ đi tới đâu, cỏ cây không mọc được tới đó”. Cuộc tranh đấu này vố cùng cam go, quyết liệt, kinh thiên động địa: “ ánh nhật nguyệt chừ phải mờ, bầu trời trừ sập đôi”.

Cuối cùng, kết quả của chiến không khỏi khiến cho quân giặc bàng hoàng:

“Trời cùng chiều người

Hung đồ hết lối”

Quân và dân ta đã giành được thắng lợi giòn giã, vẻ vang, là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc, còn quân địch thì phải chịu thất bại nhục nhã, thảm hại. Chiến thắng của quân ta lại một lần nữa khẳng định một chân lí sâu sắc : “Chính nghĩa luôn thắng gian tà”.

Thắng lợi huy hoàng của dân ta đã được so sánh với trận Xích Bích và trận Hợp Phì. Đây đểu là những trận chiến lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, quân đội mạnh không phải vì đông mà vì tài trí, tinh thần đoàn kết và ý chí quyết thắng. Qua đó ngợi ca, trân trọng trước sức mạnh dân tộc và sự lãnh đạo tài tình của những vị chủ tướng kiệt xuất, mưu cao, kế sâu, có tài thao lược và tinh thong binh pháp kết hợp với sức mạnh quân và dân đã tạo nên những chiến công hiển hách của dân tộc. Qua lời kể, người đọc phần nào cảm nhận được long căm thù giặc, tự hào với những chiến công vang dội, oai hùng của dân tộc, đông thời cũng là lời ngợi ca, tự hào của các bô lão đối với những vị minh quân thánh đế như Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền,…., những người làm nên lịch sử dân tộc.

Bằng cảm hứng hoài cổ và cảm hứng anh hùng ca, nhịp điệu câu văn nhanh, mạnh, gấp gáp, âm điệu vang vọng, ngôn ngữ phong phú mang tính mạnh mẽ kết hợp với hình ảnh thơ hào hùng và các biện pháp nghệ thuật: so sánh, liệt kê, …., thậm chí sử dụng điển tích đã tái hiện lại những chiến công anh dũng của lịch sử dân tộc cùng với niềm tự hào ngợi ca yêu mến sâu sắc đối với những vị minh quân của đất nước , chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng của các binh sĩ. Đồng thời, bài phú còn là tình yêu đối với non sông, đối với đất nước Đại Việt.

“Bạch Đằng giang phú” với thể phú trường thiên, kết cấu đối thoại cùng với những hình ảnh vừa kì vĩ vừa chân thực, bài phú đã thể hiện rõ nét tình yêu thiên nhiên đất nước, thái độ trân trọng lịch sử dân tộc và lòng tự hào, tự tôn dân tộc sâu sắc.

Đô Tiến.

0