Nỗi lòng thổn thức của Nguyễn Du về số phận của nàng Tiểu Thanh qua hai câu đề bài thơ Độc Tiểu Thanh Kí.
Đề bài: Cảm nhận về hai câu đề trong bài thơ: ‘’Đọc tiểu thanh kí’’ của đại thi hào Nguyễn Du. ‘’ Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư Độc điếu song tiền nhất chỉ ...
Đề bài: Cảm nhận về hai câu đề trong bài thơ: ‘’Đọc tiểu thanh kí’’ của đại thi hào Nguyễn Du.
‘’ Tây hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư.’’
(Tây Hồ cảnh đẹp hóa gò hoang
Thổn thức bên song mảnh giấy tàn)
Bài làm:
Nguyễn Du là đại thi hào của dân tộc và là nhà chủ nghĩa nhân đạo lớn. các tác phẩm của ông đến nay để lại rất nhiều, nổi bật trong số đó là ‘’Đọc tiểu thanh kí’’ với hai câu thơ đầu nổi bật hơn cả, vẽ nên nỗi lòng thổn thức của tác giả trước số phân của nàng Tiểu Thanh. Bằng nghệ thuật tả thực, Nguyễn Du đã cho người đọc hình dung ra khung cảnh vườn hoa tươi đẹp bên Tây Hồ giờ đã trở thành gò hoang cô quạnh, gợi cảm giác buồn vắng, thê lương. Nghệ thuật đối lập giữa quá khứ và hiện tại, giữa cảnh đẹp với gò hoang và động từ ‘’lẫn’’ cho ta cảm nhận sâu sắc sự khắc nghiệt của tác giả và tâm trạng xót xa, nuối tiếc của tác giả. Câu thơ thứ nhất còn sử dụng hình ảnh ẩn dụ tượng trưng: vườn hoa- cái đẹp, gò hoang- sự tàn lụi gợi cho mỗi người đọc về cuộc đời của nàng Tiểu Thanh và tâm trạng đau đớn, xót xa cho số phận bất hạnh của người con gái tài sắc. Câu thơ thứ hai xuất hiện hình ảnh ‘’độc điếu’’- tức một mình tác giả khóc thương cho nàng Tiểu Thanh, so sánh với phần dịch thơ là ‘’thổn thức’’ đã làm mất đi hoàn toàn từ ‘’độc’’, cụm từ ‘’nhất chỉ thư’’ gợi ra cuộc đời đầy cô độc của nàng Tiểu Thanh. Câu thơ nguyên tác cho ta thấy hình ảnh của một con người với tâm thế cô đơn, mang một lòng đau. Một mình đứng lặng trước cửa sổ khóc thương cho số phận bi thảm của người con gái, tình cảm xót thương của thi nhân được khơi nguồn từ ngoại cảnh, từ tập sách. Hai tâm hồn cô đơn gặp nhau , một sự cảm thông giữa người xưa và người nay. Hai câu thơ đầu đã mở ra sự thương cảm sâu sắc của đại thi hào Nguyễn Du đối với số phận của con người. Như vậy, chỉ với hai câu thơ ngắn, Nguyễn Du đã thể hiện nỗi lòng của mình về số phận nàng Tiểu Thanh. Điều đó góp phần làm nên thành công của tác phẩm.
Đô Tiến.