21/02/2018, 08:50

Định hướng ôn thi THPT Quốc Gia, Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm

ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN PHẦN VĂN HỌC : ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM Đất nước là đề tài phong phú thơ ca, trong mỗi thời kỳ lịch sử đất nước được nhìn nhận ở những gương mặt khác. ...

ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN

PHẦN VĂN HỌC:

ĐẤT NƯỚC – NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Đất nước là đề tài phong phú thơ ca, trong mỗi thời kỳ lịch sử đất nước được nhìn nhận ở những gương mặt khác. Người đọc không quên cảm xúc chân thành, tha thiết của nhà thơ Nuyễn Khoa Điềm khi viết về đất nước ,chúng ta không khỏi tự hào là người con của đất việt anh hùng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.Trường ca mặt đường khát vọng được Nguyễn khoa Điềm hình thành ở chiến khu trị thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, thời điểm miền nam bị tạm chiến, đế quốc mĩ và bọn tay sai ra sức xuyên tạc về Đảng Cộng Sản, về cách mạng nhằm lôi kéo, mua chuộc thanh niên vào chốn ăn chơi và quên đi trách nhiệm với đất nước. Bản trường ca ra đời đã đánh thức tinh thần trách nhiệm và giúp thế hệ tự nhận rõ ý thức hơn về vai trò và trách nhiệm của họ đối với đất nước.

PHẦN MỘT: Tác giả Nguyễn Khoa Điềm

PHẦN HAI: Tác phẩm – Trường ca “Mặt đường khát vọng”:

  1. Tìm hiểu chung
  2. Hoàn cảnh sáng tác:
  3. Nội dung:
  4. Vị trí:
  5. Ý tưởng sáng tác:
  6. Mạch vận động tư tưởng và cảm xúc bài thơ Đất Nước
  7. Đề tài:
  8. Đọc hiểu cảm nhận:
  9. Lý giải cội nguồn của Đất Nước:
  10. Cách định nghĩa Đất Nước:
  11. Nhân dân làm ra vóc hình Tổ quốc
  12. Nhân dân vô danh sáng tạo ra truyền thống lịch sử, dòng chảy văn hóa của Đất Nước.

Thời bình, những người dân lao động quê mùa giản dị đã không quản ngày đêm cần cù, miệt mài, hăng say, lao động, sáng tạo, dựng xây đất nước. từ hát lúa củ khoai, hòn than, tiếng nói đến bản sắc văn hóa cùng phong tục tập quán

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân.

Họ, họ, họ,… được lặp lại năm lần liên tiếp đặt tở đầu câu đã làm nổi bật vài trò to lớn của nhân dân. Nhân dân không chỉ làm nên lịch sử mà còn sáng tạo một giá trị vật chất, tinh thần. Điệp khúc “truyền cho” gợi liên tưởng tới một cuộc tiếp sức hồi sinh trên hành trình mấy ngàn năm lịch sử đằng đẵng. Bằng hệ thống hình ảnh giàu ý nghĩa sâu xa, tác giả đã khám phá và ngợi ca công lao vĩ đại của nhân dân. Đó là hình ảnh “hạt gạo” bé nhỏ nhưng kết tinh bao mồ hôi, nước mắt, sức lực, tâm huyết của bao thế hệ con người. Ai đã là người tìm ra cây lúa để giữa hang ngàn loài cây hoang dại kia? Ai là người gieo trồng để có vụ mùa đầu tiên. Và ai đã là người tìm cách xay, giã, giần sang để biến hạt gạo kia thành bát cơm thơm nhần. Hành trình ấy đòi hỏi phải có sự tiếp nối của nhiều thế hệ. Những người nhân dân giữ gìn và chuyền cho ta ngọn lửa. Đó là ngọn lửa mang theo hơi ấm và sự sống cho con người, ngọn lửa tượng trưng cho tình cảm cộng đồng ấm áp “tối lửa tắt đèn có nhau” của người Việt. Song, có lẽ công lao vĩ đại của nhân dân chính là sự giữ gìn và bảo tồn tiếng mẹ đẻ, linh hồn của dân tộc. Công lao to lớn ấy được thể hiện bằng hình ảnh rất đỗi thân quen: “Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói”. Bằng hình ảnh tưởng chừng nhưng chẳng có gì đáng kể ấy, họ đã giữ gìn được tiếng mẹ đẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Cuộc khai phá những vùng đất mới, họ không chỉ vác theo những vật dụng cần thiết mà còn mang theo cả tên làng, xã, tính quyến luyến với quê hương, thủy chung với cội nguôn và cũng là truyền thống của người Việt

Lúc đất nước thanh bình, nhân dân không quản ngày đêm, mồ hôi, nước mắt để tạo dựng đất nước. Khi Tổ quốc lâm nguy, những người dân chân lấm tay bùn thuở nào lại đứng lên đạp quân thù xuống bùn đen. Họ những con người sẵn sang hóa thân cho dáng hình của xứ sở để làm nên Đất Nước ngàn đời:

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Tác giả đã khái quát và ngợi ca lịch sử hào hùng của dân tộc trên suốt hành động dựng nước và giữ nước. Dân tộc ấy chưa bao giờ chịu cúi đầu khuất phục trước bất kì thế lực. Giặc ngoài quyết đánh, thù trong không tha. Nhân dân đã tạo lập và truyền lại cho ta đất nước của nhân hiền hòa, bình dị mà anh hùng, quật cường như nhà thơ Huy Cận từng ca ngợi:

Sống vững chãi bốn ngàn năm sừng sững

Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa

Trong và thực sáng hai bờ suy tưởng

Sống hiên ngang mà nhân ái chan hòa

0