Sự ra đời của tín dụng ngân hàng, vai trò của tín dụng ngân hàng
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy hình thức tín dụng đầu tiên xuất hiện trên thế giới là tín dụng nặng lãi. Đặc điểm của tín dụng này là lãi xuất cao nhằm thoả mãn nhu cầu chi tiêu của người cho vay tiền. Đối với các thương gia, ...
Lịch sử phát triển kinh tế thế giới cho thấy hình thức tín dụng đầu tiên xuất hiện trên thế giới là tín dụng nặng lãi. Đặc điểm của tín dụng này là lãi xuất cao nhằm thoả mãn nhu cầu chi tiêu của người cho vay tiền. Đối với các thương gia, người sản xuất, họ không thể chấp nhận hình thức tín dụng này. Chính điều đó đẫ làm cho tín dụng nặng lãi bị thu hẹp dần, thay vào đó là các hình thức tín dụng với lãi xuất cho vay thấp hơn, phù hợp hơn với lợi ích kinh tế của người kinh doanh.
ở Việt Nam, sự hình thành và phát triển của quan hệ tín dụng đã trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trước cách mạng tháng 8/1945, ở Việt Nam tồn tại quan hệ tín dụng tư bản chủ nghĩa và nạn cho vay nặng lãi. Sau cách mạng tháng 8 thành công, cùng với những cải cách lớn về kinh tế xã hội, các quan hệ tín dụng trong nền kinh tế nước ta bắt đầu mang nội dung mới. Thống nhất đất nước năm 1975, nước ta đã thi hành chính sách tín dụng thống nhất trong phạm vi cả nước. Các nguồn vốn tín dụng huy động được cùng với vốn viện trợ, vốn vay của nước ngoài đã được đầu tư vào việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho khu vực kinh tế quốc doanh, kinh tế tập trung là hai thành phần kinh tế quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Hiện nay với việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường với sự quản lý điều tiết của nhà nước, chính sách tín dụng của ta thể hiện sự đối xử bình đẳng với tất cả các thành phần kinh tế, tạo điều kiện môi trường cạnh tranh có hiệu quả giữa các thành phần kinh tế với nhau để tạo ra nhiều hàng hoá có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Trong điều kiện kinh tế thị trường nước ta hiện nay thì các quan hệ tín dụng sẽ phát triển ngày một đa dạng dưới các hình thức khác nhau: tín dụng thương mại, tín dụng ngân hàng,…
Tín dụng có nghĩa là tín nhiệm, tin tưởng, là phạm trù kinh tế có sản xuất và traô đổi hàng hoá nên bất cứ ở đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đó có hoạt động tín dụng.
Tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi được một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
Quan hệ giao dịch này thể hiện ở các nôị dung:
Ngưòi cho vay chuyển giao quyền sử dụng vốn tạm thời nhàn rỗi của mình sang người vay theo nguyên tắc có hoàn trả dựa trên cơ sở sự tin tưởng, sự tín nhiệm. Nếu có thể coi khoản tiền cho vay là một loại “tài sản” đặc biệt thì tài sản này khi cho vay vẫn thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người cho vay, thực ra nó chỉ chuyển giaol cho người khác sử dụng trong một thời gian nhất định với giá cả nhất định. Sau đó, “tài sản” này được trả về cho chủ sở hữu đích thực của nó - đó là người cho vay.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động tín dụng không ngừng hoàn thiện và phát triển trở thành hình thức tín dụng ngân hàng.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng vốn giữa ngân hàng với các chủ thể kinh tế khác trong xã hội, trong đó ngân hàng giữ vai trò vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
Thông qua hoạt động tín dụng, các ngân hàng huy động và tập trung được các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các khoản tiền nhàn rỗi chưa có nhu cầu sử dụng của ngân sách nhà nước, của các tổ chức, của các tầng lớp dân cư trên quy mô toàn xã hội. Do đó, ngân hàng có được một nguồn vốn tín dụng dồi dào để đầu tư cho các ngành kinh tế, để phục vụ nhu cầu đầu tư của toàn xã hội. Như vậy, sự ra đời của ngân hàng cùng với sự xuất hiện của tín dụng ngân hàng là hết sức cần thiết và có vai trò to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội, nó được thể hiện trên các phưong diện:
Tín dụng ngân hàng đáp ứng vốn để duy trì quá trình tái sản xuất, đồng thời đầu tư phát triển kinh tế.
Do quá trình tái sản xuất xã hội là thưòng xuyên và liên tục nên nhu cầu về vốn thường xuyên ở mức độ cao. Trong khi đó lại có tổ chức, cá nhân có nguồn vốn nhàn rỗi tạm thời trong một thời gian nhất định. Đây là một vấn đề cần giải quyết sao cho hài hoà, cả hai bên đều có lợi. Bên cần vốn thì có thể vay được vốn với chi phí thấp và kịp thời để hoàn thành công việc của mình, bên có vốn thì thu được khoản lợi trong thời gian mình không dùng tới khoản vốn đó. Hoạt động tín dụng ra đời biến các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong xã hội thành những nguồn vốn đưa vào hoạt động kinh doanh có hiệu quả cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cũng như phục vụ cho mọi tầng lớp dân cư khi cần vốn.
Cùng với nguồn lự c sẵn có, doanh nghiệp đưa vào sản xuất, phục vụ sản xuất và thúc đẩy sản xuất, lưu thông, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất mở rộng. Mặt khác, việc cung ứng vốn kịp thời của tín dụng ngân hàng đã đáp ứng được nhu cầu vốn quay vòng (lưu động), vốn cố định của doanh nghiệp tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất được liên tục và có thể ứng dụng được công nghệ khoa học kỹ thuật thúc đẩy sản xuất.
Việc phân phối lại vốn tín dụng đã góp phần cung cấp, điều hoà vốn khiến quá trình sản xuất kinh doanh được trôi chảy. Ngoài ra, tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Tín dụng là động lực kích thích tiết kiệm, đồng thời là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.
Thông qua tín dụng các nguồn vốn được tập trung và các nguồn vốn đó được đưa vào quá trính sản xuất kinh doanh. Điều này khiến đầu tư cho nền kinh tế được mở rộng góp phần thúc đẩy, kích thích tăng trưởng kinh tế.
Tín dụng ngân hàng là công cụ thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Tín dụng thông qua việc hoạt động đi vay để cho vay, làm nhiệm vụ đưa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu.
Nguồn vốn tín dụng được hình thành từ: nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và các khoản tiền nhàn rỗi khác trong xã hội. Nó là hoạt động quan trọng của ngân hàng, nó tạo điều kiện cho ngân hàng đầu tư vào các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, việc sản xuất sản phẩm trong nền kinh tế thị trường luôn phải đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng: mẫu mã, chất lượng, giá cả hợp lí,… Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải đổi mới dây chuyền công nghệ, khoa học kỹ thuật để đưa vào sản xuất, từ đó thúc đẩy nhu cầu về vốn ngày càng tăng lên. Để giải quyết vấn đề này hợp lí và có hiệu quả thì tín dụng ngân hàng là công cụ quan trọng.
Tín dụng ngân hàng không chỉ đáp ứng nhu cầu về vốn của nền kinh tế mà còn giúp các doanh nghiệp phát huy được thế mạnh về kỹ thuật, lao động,… của mình.
Trong quá trình đầu tư, tín dụng chưa dải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu mà việc đầu tư được thực hiện một cách tập trung chủ yếu vào những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Đầu tư tập trung là quá trình tất yếu vừa đảm bảo tránh rủi ro, vừa thúc đẩy được quá trình tăng trưởng kinh tế.
Tín dụng ngân hàng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá, tiền tệ, điều tiết trong lưu thông và kiểm soát lạm phát.
Chúng ta cần phải khẳng định rằng, nếu không có sự tham gia của tín dụng thì các khoản vốn tiền tệ nhàn rỗi của các doanh nghiệp và các khoản tiền nhàn rỗi khác trong xã hội sẽ không được sử dụng một cách thích đáng cho quá trình phát triển sản xuất, lưu thông hàng hoá và phục vụ các nhu cầu khác của xã hội. Song, trong nền kinh tế hàng hoá luôn luôn tồn tại các hoạt động tín dụng nên các khoản tiền nhàn rỗi bằng nhiều hình thức đã được huy động lại để đầu tư cho nền kinh tế và phục vụ nhu cầu khác của xã hội và dân cư. Sự gặp gỡ giữa cung và cầu về vốn được thực hiện thông qua thị trường này, những nơi đang có vốn tiền tệ tạm thời thừa được điều chuyển đến những nơi cần bổ sung về vốn nhờ vào hoạt động tín dụng của các cơ quan ngân hàng và các tổ chức tài chính trung gian.
Việc điều hoà vốn tín dụng trong nền kinh tế không chỉ là giải quyết mối quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế mà còn tạo điều kiện để mở rộng phạm vi thanh toán không dùng tiền mặt và hạn chế việc sử dụng tiền mặt, từ đó tiết kiệm được chi phí lưu thông cho xã hội, góp phần vào việc điều hoà và ổn định lưu thông tiền tệ, đồng thời kiểm soát được lạm phát.
Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Quá trình phát triển kinh tế của mỗi nước đều gắn liền với thị trường thế giới, nền kinh tế “đóng” của các nước trước kia nay đã nhường chỗ cho nền kinh tế “mở” phát triển. Tín dụng ngân hàng là một trong các biện pháp tốt nhất giúp các nước tăng cường mối quan hệ kinh tế. Tín dụng được mở rộng sẽ kéo theo quan hệ đầu tư trong nền kinh tế tăng khiến cho các quan hệ thương mại khác cũng tăng theo. Quan hệ tín dụng là tiền đề để thực hiện các quan hệ kinh tế khác.
Thông qua quá trình nhận và cho vay, tài trợ, xuất nhập khẩu của các nước cấp tín dụng cũng như các tổ chức tín dụng khác cũng tham gia trực tiếp vào quan hệ thanh toán quốc tế. Đồng thời tín dụng ngân hàng thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển và làm mối quan hệ giữa các nước trở nên tốt đẹp.