18/06/2018, 16:44

Sự chuyển giao kỹ thuật quân sự từ nhà Minh, Trung Hoa và sự vươn lên của vùng lục địa phía bắc Đông Nam Á (vào khoảng 1390-1527)

South asia 1300 Sun Laichen Ngô Bắc dịch Lời người dịch : Bài khảo luận này được viết bởi mộr nhà nghiên cứu gốc Trung Hoa, Sun Laichen, trong dó có đưa ra một khảo hướng mới, vượt ra khỏi sử quan theo quy ước vốn quy chiếu lịch sử thế giới nói chung và ...

Map-of-southeast-asia_1300_CE.png

South asia 1300

Sun Laichen

Ngô Bắc dịch

Lời người dịch:

     Bài khảo luận này được viết bởi mộr nhà nghiên cứu gốc Trung Hoa, Sun Laichen, trong dó có đưa ra một khảo hướng mới, vượt ra khỏi sử quan theo quy ước vốn quy chiếu lịch sử thế giới nói chung và lịch sử Á Châu nói riêng về khối Tây, xem khối Tây là trung tâm và là tác nhân chính yếu của mọi biến động, qua sự khảo sát về sự phát minh và phổ biến các kỹ thuật quân sự như thuốc súng, chế tạo các hỏa khí, tức các vũ khí phóng ra lửa như đại bác, hỏa tiễn v.v…tại vùng Đông Nam Á trước khi có sự xuất hiện và xâm chiếm của người Âu Châu.                                                                                                                                        

     Liên quan đến Việt Nam, tác giả đã đi đến kết luận thú vị như sau: 

     “ …Cần có các nỗ lực để xây đắp các số thống kê, nhưng các nguồn tài liệu có thể sẽ cho phép chúng ta nói rằng Trung Hoa thời Minh sơ và Đại Việt  thời ban sơ (cũng như Triều Tiên thời ban đầu triều đại Choson) đã là các đế quốc thuốc súng đầu tiên trong lịch sử thế giới. ‘ 

     Không chỉ là đế quốc thuốc súng đầu tiên trong lịch sử thế giới, Việt Nam đích thực là dân tộc đã phát minh ra thuốc súng và kỹ thuật chế tạo súng bắn mọi cỡ kể cả hỏa tiễn, như được chứng thực trong sử sách  trích dịch nơi phân phụ chú ở cuối bài dịch. 

Các học giả về lịch sử Đông Nam Á và các quan hệ Trung Hoa-Đông Nam Á cần phải thực hiện một sự chuyển hướng quan trọng từ một quan điểm hàng hải sang một nhãn quan trên đât liền.  Khoảng 60 năm trước đây, công kích khảo hướng quy chiếu về Âu Châu trong lịch sử Đông Nam Á, tác giả J. C. van Leur đà viết các dòng chữ nối tiếng như sau: “Ấn Độ được quan sát từ sàn của con tàu, từ các lũy phòng thủ của tòa thành, từ phòng triển lãm cao cấp của trụ sở mậu dịch”. 1  Từ thời điểm đó trở đi, đặc biệt từ khi có sự ấn hành bài khảo luận quan trọng của John Smail về “lịch sử tự trị” (autonomous history), nhiều sử gia về Đông Nam Á – mượn nhóm từ của Smail – đã “đổ bộ lên bờ” 2 và đã khảo cứu lịch sử của vùng này từ một quan điểm không quy tâm về Âu Chậu  Tuy nhiên, di sản thực dân của cái nhìn từ một quan điểm hàng hải vẫn còn nguyên: khi đi tìm các yếu tố ngoại lại ảnh hưởng đến lịch sử Đông Nam Á, các học giả đã nghiên cứu, một cách áp đảo, các yếu tố đên từ Trung Hoa, Ấn Độ và Âu Châu xuyên qua đại dương.  “Tinh thần hàng hải” này, như tôi mệnh danh, được phản ảnh trong nhiều nhận xét công khai và các ám chỉ mặc nhiên bởi nhiều học giả.  Thí dụ, “trong suốt diễn trình tiến hóa văn hóa của nó, vòng tròn mậu dịch của Đông Nam Á được mở rộng dần dần, được cổ động bởi các sự tiếp xúc với Ấn Độ, Trung Hoa và vùng Tây Á Châu.  Vào thời đại có vương quốc hồi giáo Melaka, vùng này đã được nối liền bởi các hải lộ với các khu vực ngoại biên của công cuộc mậu dịch xa xôi, trải dài từ Venice ở phương tây cho đến thành phố Quảng Châu ờ phương đông.” 3

     Các ý kiến này không để ý đến sự kiện rằng trong khi các thủy thủ và tàu thuyền đi lại trên các thủy lộ trong vùng, các đoàn lữ hành cũng di chuyển một cách nhộn nhịp trên các con đường bộ nằm giữa miền nam Trung Hoa ngày nay với các miền lục địa phía bắc của Đông Nam Á.  Nói cách khác, họ chỉ nhìn thấy biển, chứ không thấy đất liền.  Ngược với quan điểm đó, bài viết này lập luận rằng tác động trên đất liền từ Trung Hoa – đặc biệt trên vùng lục địa Đông Nam Á – thì sâu đậm, và kỹ thuật về thuốc súng của Trung Hoa là một trường hợp nổi bật.  Các học giả đã liên kết sự truyền bá vũ khí có nòng súng bằng kim loại đến vùng Đông Nam Á với sự lục soát vùng Melaka bởi người Bồ Đào Nha năm 1511; chính vì thế chúng ta nhìn thấy sự nghiên cứu quan trọng đã được thực hiện về sự chuyển giao kỹ thuật quân sự Âu Châu và hàm ý của nó đối với lịch sử Đông Nam Á. 4  Mặc ngày càng có nhiều học giả nhận thức ra rằng vũ khí có nguồn gốc Trung Hoa và Hồi Giáo vốn đã được truyền bá tại miền Hạ Miến Điện và vùng Đông Nam Á hải đảo trước niên kỳ đó, sự phổ biến các vũ khí từ nhà Minh Trung Hoa đến các khu vực đó từ cuối thế kỷ thứ mười bốn đến đầu thế kỷ thứ mười lăm và các hàm ý sâu xa của nó vẫn không được biết đến cho đến nay.  Ngay tác giả Joseph Needham, trong tác phẩm vĩ đại của ông về Khoa Học và Văn minh Trung Hoa, thảo luận về sự truyền bá vũ khí của Trung Hoa sang Âu Châu và các phần đất khác của Á Châu như Triều Tiên và Nhật Bản, đã hoàn toàn không nói gì đến vùng Đông Nam Á. 5

     Quan điểm sai lạc này xảy ra bởi có một sự khiếm khuyết trong việc lưu ý một cách chặt chẽ đến sự phát triển vũ khí tại Trung Hoa và đến việc tham khảo các nguồn tài liệu quan trọng hiên đại và cận đại của Trung Hoa và Đông Nam Á, đặc biệt của Việt Nam, Miến Điện và Thái (dân Tai Lu, Tai Yuan v.v.).  Bài viết này thực hiện một sự khảo sát bình giải và chi tiết các tài liệu này nhằm chỉ cho thấy trước khi có sự xuất hiện của các người Âu Châu tại các hải phận Đông Nam Á, các vũ khí của Trung Hoa – kể cả hỏa tiễn, súng bắn bằng tay, và súng đại bác – đã sẵn được phổ biến tại miền lục địa phía bắc của Đông Nam Á (trong bài này bao gồm cả miền nam Vân Nam và vùng đông bắc Ấn Độ), với các hàm ý quan trọng cho lịch sử trong vùng.  Mặc dù các nguồn tài liệu còn lâu mới hoàn hảo, chúng cho thấy rằng các nhà lãnh đạo Đông Nam Á tại Đại Việt, Lan Na và Luchuan (vùng đất của người Maw Shan tại miền tây nam Vân Nam ngày nay) đã tức thời tiếp nhận và áp dụng kỹ thuật mới của Trung Hoa này nhằm làm lợi cho họ, trong khi những kẻ chấp nhận nó trên một quy mô nhỏ hơn hay không tiếp nhận gì cả (như xứ Chàm và xứ Ayutthaya) đã phải gánh chịu các hậu quả.

Trung Hoa thời Minh sơ (1368-1450) như một siêu cường quân sự

Minggunbattle.jpg

     Cuộc chinh phục của người Mông Cổ trên các lãnh thổ bao la vùng Âu Á truyền bá kỹ thuật thuốc súng và một vài hình thức ban đầu của các vũ khí chẳng hạn như giáo phóng lửa và bom (nhưng không phải là các vũ khí có nòng đúc bằng kim khí như súng bắn tay và đại bác) từ chính Trung Hoa đến các vùng viễn tây, kể cả Trung Đông, Âu Châu và vùng tây bắc Ấn Độ.  Điều này diễn ra bởi trong suốt thời cực thịnh của Mông Cổ, các vũ khí đích thực như súng và đại bác chưa được chế tạo, và các vũ khí chính yếu của họ vẫn còn là cung tên; nói chung, ngay cả các súng hay máy phóng đá cũng ít được dùng tới. 6  Các học giả từ lâu xác định rằng nhà Nguyên đã dùng các đại bác có nòng đúc bằng kim loại trong các cuộc xâm lăng của họ vào Nhật Bản và đảo Java trong các năm 1281 và 1293, nhưng thực sự không phải như vậy.  Vũ khí mà quân đội nhà Nguyên sử dụng trong các chiến dịch này, cũng như trong cuộc chiến tranh trước đó đánh vào Nhật Bản trong năm 1274, là các dàn máy phản lực phóng các mảnh bom bằng sắt nổ tung dữ dội, được gọi là tiehuopao [?] 7 Cả hai loại máy phóng Trung Hoa cổ truyền và kiểu tân tiến của Hồi Giáo đều đóng một vai trò lớn trong các cuộc chinh phục ban đầu của Mông Cổ.  Các khám phá về khảo cổ cho thấy các súng bắn tay có nòng đúc bằng kim loại thực sự (huotong? hay huochong??) chưa xuất hiện cho mãi đến năm 1288; và trọng pháo có nòng đúc bằng kim loại sớm nhất, như chúng ta biết được cho đến nay, được chế tạo vào khoảng tiền bán thế kỷ thứ mười bốn và không được gọi là pao (pháo) hay (?) mãi cho đến thời Minh sơ và đặc biệt thời giữa nhà Minh. 8

     Bước ngoặt thực sự quan trọng là sự thành lập triều đại nhà Minh năm 1368, khởi phát điều có thể gọi là một “cuộc cách mạng quân sự” không chỉ trong lịch sử Trung Hoa mà còn trong lịch sử thế giới. 9 Vũ khí đã giúp cho Chu Nguyên Chương (trị vì từ 1368-98) đánh bại quân Mông Cổ và các đối thủ khác của ông và thiết lập một triều đại mới.  Sự kiện này cũng được nêu ra trong một lời bình luận được đưa ra khoảng năm 1561 bởi một tác giả của một thiên khảo luận về quân sự: “Vị hoàng đế đầu tiên của chúng ta, Thái Tổ (Chu Nguyên Chương), do các thành quả quân sự đáng kể của ông, đã dành được sự kiểm soát toàn thể Trung Quốc.  Ông thụ đắc mọi loại hỏa lực hiện hữu từ trước đên nay, và giữ chúng trong các kho vũ khí của ông. 10  Sau khi thiết lập nhà Minh, sự lưu tâm lớn lao đã được dành cho sự sản xuất các hỏa khí [khí giới bắn bằng mồi lửa hay phun ra lửa: firearms].  Các số thống kê đương thời hiện còn thiếu sót, nhưng thông tin kể sau cũng đủ để chứng tỏ quy mô sản xuất.  Cấp số của quân đội nhà Minh trong suốt thời trị vì của vị hoàng đế sáng lập vào khoảng từ 1.2 triệu đến 1.6 triệu quân, và khoảng 10 phần trăm trong họ được trang bị bằng súng tay.  Từ năm 1380 đến 1488, có hai phòng sản xuất vũ khí chính yếu tại các kinh đô; phòng đầu tiên – Junqiju – được yêu cầu sản xuất 3,000 “đại bác có miệng súng cỡ bát ăn” (bowl-sized muzzle cannon) (wankouchong?), 3,000 khẩu súng tay, 90,000 mũi tên và 3,000 súng báo hiệu cho mỗi ba năm một, trong khi phòng Bingzhangju đã sản xuất một số lượng không xác định nhiều loại đại bác và súng tay khác.  Ngoài ra, Phòng Baoyuan, có nhiệm vụ chính là sản xuất tiền đồng, có chế tạo một số súng bắn tay.  Sau hết, hỏa khí còn được chế tạo bên ngoài các kinh đô bởi các đội quân cấp tỉnh và các đơn vị quân sự địa phương. 11  Dựa trên số thứ tự của các súng tay khai quật được cho đến nay, con số  được ước lượng rằng ít nhất có 160, 106 vũ khí như thế được sản xuất ra trong thời kỳ từ 1403 đến 1521.  Trong năm 1462, 1,200 dàn chở súng, kể cả các dàn chuyên chở “đại bác lớn bằng đồng” (datongchong?) đã được chế tạo, trong khi trong năm 1465, 300 ‘đại bác vĩ đại” khác (dajiangjunchong?) và 500 dàn chuyên chở đại bác đã được chế tạo. 12  Dưới các tình huống này, điều không có gì lấy làm ngạc nhiên rằng kích thước các vũ khí trong các đội quân nhà Minh đã gia tăng, đặc biệt khi họ tăng cường các biên giới của mình trong thế kỷ thứ mười lăm.  Vào khoảng năm 14550, 50% của một số đơn vị quân đội tại biên cương phía bắc được trang bị với súng đại bác, và vào khoảng năm 1466, một phần ba binh sĩ nhà Minh có thể được trang bị vũ khí. 13 So sánh với súng tay của cuối đời nhà Nguyên, các vũ khi thời Minh sơ được cải tiến trong nhiều phương diện, và chúng được cấp phát cho cả bộ binh lẫn hải quân.  Vũ khí Trung Hoa được dùng lần đầu tiên trong các cuộc hải chiến năm 1363.  Một thập niên sau, “đại bác có khẩu độ to bằng cái bát” được gắn trên các tàu chiến, và trong năm 1393, có quy định rằng mỗi chiếc tàu lớn phải được trang bị với mười sáu súng tay, bốn “đại bác với khẩu độ bằng cái bát”, hai mươi hỏa quang (fire-lances: huoqiang??), hai mươi hỏa tiễn (rockets: huojian) và các vũ khí khác. 14

Các chiến dịch quân sự thời Minh sơ đã thành công một cách vượt bực.  Một trong các lý do được giả định do sự sử dụng hữu hiệu các vũ khí, như được thấy trong các lời bình luận của các nhân vật đương thời.  Qiu Jun (1421-95), một chính khách lỗi lạc nhà Minh, đã nhận xét: “Kể từ khi có sự xuất hiện của các vũ khí [súng bắn] này, Trung Hoa đã có thể đánh bại quân man rợ ở khắp bốn phương.”  Tác giả một tập khảo luận quân sự quan trọng được viết trong năm 1598 đã nhận xét rằng “Thành Tổ [Hòang Đế Vĩnh Lạc, trị vì từ năm 1403-24] … có thiết lập tại triều đình của vua các Đội Bắn Súng và các đội quân khác chuyên sử dụng súng tay và đại bác..  Bởi thế, các thàntích quân sự của ông vượt quá tất cả các vị hoàng đế trước đó.” 15 

Các Sự Chuyển Giao Kỹ Thuật Quân Sự đến  miền lục địa phía bắc Đông Nam Á

Dân tộc Maw Shan (Luchuan)

     Luchuan là một chính thể của người Tai [được dịch ra nhiều danh từ khác nhau như Thái, Đại, Tây… chú của người dịch] đặt căn cứ tại vùng Thung Lũng Sông Maw (Shweli hay Ruili, hay Luchuan), vì thế người dân của nó được gọi là dân Maw hay Maw Shan trong tài liệu Miến Điện.  (Trong bài viết này, từ ngữ “Tai” sẽ được dùng cùng với các chữ “Maw Shan” để chỉ nhóm dân này, vốn được gọi bằng các danh xưng khác nhau trong các ngôn ngữ khác nhau).  Hồi cuối thế kỷ thứ mười bốn, người Maw Shan tại miền tây nam Vân Nam vẫn chỉ được trang bị bằng voi, giáo và cung tên. 16 Tuy nhiên, sự du nhập các súng bắn đến từ nội địa Trung Hoa đã làm thay đổi bức tranh này.  Ngay từ năm 1378, các súng bắn kể cả “đại bác có khẩu độ bằng cái bát” loại nhỏ chế tạo tại Yongning (Xuyong ngày nay), tỉnh Tứ Xuyên, có thể đã được sử dụng bởi bộ binh nhà Minh trong các chiến dịch tại Vân Nam.  Trước khi tiến vào Vân Nam, ngày 26 tháng 12 năm 1381, quân nhà Minh dưới quyền các Tướng Quân Fu Youde, Lan Yu, và Mu Ying đã chiếm đóng Puding thuộc mie6`n tây bắc tỉnh Quí Châu (Guizhou), và các súng bắn có vẻ đã được sử dụng trong trận đánh này. 17 Các vũ khí này có thể đã đóng một vai trò quyết định trong việc quân Minh đánh bại lực lượng cả 100,000 quân của Mông Cổ tại Qujing, thuộc miền đông bắc tỉnh Vân Nam vào ngày 31 tháng 12 năm 1381; một nguồn tài liệu cho chúng ta hay rằng ‘âm thanh của trống và đại bác làm rung chuyển bầu trời [??].”  Kết quả, sự cai trị của Mông Cổ tại Vân Nam bị sụp đổ.  Cuối năm 1383, súng bắn nhà Minh góp phần vào sự đánh bại lực lượng 40,000 binh sĩ địa phương Vân Nam vốn đã bao vây Tonghai trong hơn một tháng. 18 Vào ngày 13 tháng 4 năm 1387, Hòang Đế nhà Minh đã ra lệnh cho Mu Ying (Mộc Anh) và các tướng lãnh khác tại Vân Nam như sau:

Quân mọi rợ này [Luchuan Baiyi, hay dân Maw Shan] đã thực sự trù liệu việc dò xét [Vân Nam] và sớm muộn gì sẽ chắc chắn trở thành một mối lo bởi việc quấy phá vùng biên cương.  Khi nhận được sắc dụ này, [tướng quân cần] xây dựng các công sự phòng thủ tại Jinchi (Baoshan), Chuxiong, Pindian, và phần giữa của con sông Lancang (Cửu Long).  [Tướng quân phải] bảo đảm rằng các tường thành được xây cao và các hào phải sâu, các cọc phải dầy và tọ.  Mỗi nơi cần có một đến hai nghìn hay nhiều nghìn hoặc hàng trăm súng bắn tay.  Các địa điểm sản xuất thuốc súng [cần] làm việc ngày đêm, nhằm bảo vệ [thành phố]. 

     Trong năm kế tiếp, Hoàng Đế lại ra lệnh 107 dàn đặt súng bắn đá (qishaopao: catapults) phải được chế tạo cho việc tấn công vào các bờ lũy của dân Maw Shan. 19

     Vào ngày 6 tháng 5 năm 1388, 150,000 quân Maw Shan với hơn 100 con voi đã tấn công Dingbian (Nanjian, Vân Nam ngày nay), trong khi 15,000 binh sĩ nhà Minh đã đi bộ 15 ngày đến chiến đấu với họ.  Khởi đầu, các thớt voi đã rượt đuổi ngựa của quân Minh; sau đó phía quân Minh đà sử dụng súng tay, đại bác, tên đốt lửa (shenjijian hay huojian: fire-arrows), tên lửa kể cả “các chùm tên chín con rông” (jiulongtong?) bắn ra một lúc chin mũi tên. 20  Đặc biệt, quân nhàMinh đã thực hiện việc khai hỏa liên tiếp đê” tiến đánh tượng binh của người Shan một cách hữu hiệu.  Binh sĩ Trung Hoa cầm súng được chia thành ba hàng.  Hàng thứ nhất sẽ khai hỏa đầu tiên vào các con voi đang tiến tới; nếu các con voi không trở lùi, hàng thứ nhì sẽ bắn tiếp, và sau đó là hàng thứ ba.  .  Chính vì thế, binh sĩ nhà Minh đã cùng bắn ra các mũi tên và đá [viên đạn từ súng đại bác], và tiếng động làm rung chuyển vùng thung lũng núi đối, mọi con voi [của người Shan] lấy làm run sợ và tháo lui.  Theo Ming shilu (biên niên sử nhà Minh), 30,000 quân Maw Shan đã bị hạ sát trong khi 10,000 lính và 37 con voi bị bắt giữ.  Bị áp đảo bởi sức mạnh quân sự của nhà Minh, dân Maw Shan đã chịu thần phục qua việc gởi triều cống.  Đây là cuộc tranh chấp đầu tiên giữa hai lực lượng; trận đánh, diễn ra trong hai ngày, khá nhanh chóng. 21 Rõ ràng, súng bắn và chiến lược quân sự mới đã đóng một vai trò then chốt trong việc đánh đuổi tượng binh của người Shan và sau cùng trong sự chiến thắng của quân Minh.  Sau đó, trong cùng năm này (1388), quân nhà Minh đã đánh nhau với dân Yi tại Dong chuan, miền đông bắc Vân Nam; hỏa khí phải đựợc dùng trong các chiến dịch mặc dù chỉ có súng báo hiệu (xinpao: tín pháo?: signal guns) được ghi nhận. 22

     Tuy nhiên, sự độc quyền của Trung Hoa về kỹ thuật thuốc súng cũng không kéo dài .  Trong năm 1397, các quân sĩ Trung Hoa từ Jinchi (Baoshan, Vân Nam ngày nay) đã đào ngũ chạy sang phía Maw Shan và giúp họ chế tạo đại bác và súng tay.  Các kỹ năng của họ được nâng niu bởi Silunfa (trị vì từ năm 1381-99), Thủ Lĩnh dân Maw Shan, đến nỗi các binh sĩ này được phép đeo thắt lưng bằng vàng và được đối xử tốt hơn cả các nhà sư trong nội địa Vân Nam.  Sự đối xử đặc biệt này còn gây ra sự chống đối bởi thuộc hạ của Silunfa, Dao Ganmeng, kẻ đã nổi loạn và đánh đuổi ông ta.  Số lính Hán đào ngũ thì đông đảo; như một bản văn ghi chép năm 1442 cho thấy, trong thời trị vì của vua Hồng Vũ (1368-88), hơn 20,000 lính gốc Hán đóng quân tại Jinchi, nhưng nhiều người trong họ bỏ trốn.  Vào năm 1442, chỉ có 3,000 trong họ còn ở lại, khiến cho tỷ suất đào ngũ lên tới 85%. 23

     Các dữ kiện này minh chứng cho một thông tư của Wang Ji, Thượng Thư Bộ Binh và tư lệnh các chiến dịch đánh phá người Maw Shan, được viết trong năm 1444:

Trong quá khứ, dân Luchuan nổi loạn chính yếu bởi có các kẻ trục lợi tại biên cương,mang các vũ khí và các sản phẩm khác một cách bất hợp pháp, lẻn vào Mubang (Hsenwi), Miandian (Miến Điện) (Ava), Cheli (sipsong Panna), Babai (Lan Na), v.v…và giao thiệp với các tù trưởng thổ dân, cùng trao đổi sản phẩm.  Cũng có những người đã dạy họ chế tạo vũ khí, yêu mến phụ nữ của họ, và ở lại đó. 

     Một chuyện đời xưa truyền khẩu của sắc dân Đại trong thế kỷ hai mươi cũng xác nhận sự chuyển giao kỹ thuật thuốc súng này từ các người Hán Hoa. 24

Vương Quốc Ava

     Các sử liệu Miến Điện và dân Mon đề cập thường xuyên hơn về các súng tay (miboksenat) và súng đại bác (nat amrok hay amrok, pron hay cinpron, và mratapu), được sử dụng chính yếu tại vùng Trung và Hạ Miến trước khi có sự du nhập của các loại súng Âu Châu hồi đầu thế kỷ thứ mười sáu. 25

Bảng 1

untitled

Sự Xuất Hiện Của Các Hỏa Khí Trong Tài Liệu Của Miến Điện và sắc dân Mon

Note: Súng (mibok hay senat); đại bác (nat amrok/amrok, pron/cinpron, hay mratapu)

Các từ ngữ này được biên tập từ nhiều nguồn khác nhau liệt kê ở chú thích số 25         

     Một cái nhìn khái quát các sử liệu này (xem Bảng 1) có vẻ cho thấy một mô thức phổ biến từ các hải lộ đến vùng Hạ Miến, và sau đó lên vùng Thượng Miến.  Tác giả Victor Lieberman, dựa trên nhiều sự tham chiếu của Miến Điện về sự liên kết chặt chẽ của người Ấn Độ (Kala) với súng bắn tại miền Hạ Miến Điện, và sự nghiên cứu hiện đại về lịch sử súng bắn tại Ấn Độ, có nêu ý kiến rằng các súng bắn đã được du nhập từ Ấn Độ bắt đầu hồi cuối thế kỷ thứ 13.  Tuy nhiên, vấn đề đáng phải cứu xét cặn kẽ hơn ít nhất vì hai lý do.  Trước tiên, sự sai sót niên đại chắc chắn có xảy ra trong các tài liệu này, như được vạch ra trước tiên bởi tác giả G. E. Harvey và được tán thành bởi Lieberman. 28 Ngoài các nhật kỳ quá sớm và hiển nhiên không thể xảy ra (thí dụ, năm 1057) cho sự xuất hiện các loại súng bắn tại miền Hạ Ấn, cần phải bố túc rằng các từ ngữ như Bharangyl (Farangi, từ chữ “Frank”, có nghĩa chỉ người Âu Châu nói chung) và từ senat (có gốc từ tiếng Hòa Lan: snaphaan), không thể dõi tìm tại Miến Điện sớm hơn sự nhập cảnh của người Bồ Đào Nha trong thế kỷ thứ 16 và của người Hòa Lan hồi thế kỷ thứ 17. 27  Thứ nhì, sự nghiên cứu gần đây và kỹ lưỡng hơn về súng bắn tại Ấn Độ cho thấy rằng đại bác và súng hỏa mai (muskets) đã không được sử dụng trên tiểu lục địa mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 15. 28

    Cùng với sự phổ biến các súng bắn và đại bác của Trung Hoa cho dân Maw Shan vào khoảng thập niên 1390 (xem trên), cho Đại Việt và Lan Na (xem bên dưới), các sự tiếp xúc thường xuyên của Ava với nhà Minh, đặc biệt xuyên qua công cuộc mâu dịch ở biên giới, và sự can dự sâu đậm của nó vào cuộc chiến đấu chống lại dân Maw Shan, người ta có lý do vững chắc để thừa nhận một nguồn gốc Trung Hoa và được chuyển vận trên đất liên các súng bắn nhập vào Miến Điện. 29Sự xuất hiện của từ ngữ đại bác hay súng thần công (cannon) và súng (bắn bằng) tay (hand-gun) trong một từ điển Miến-Hoa hồi thế kỷ thứ mười lăm ngụ ý rằng người Miến Điện phải có sự hiểu biết và ngay cả sở hữu chúng.  Từ ngữ chỉ đại bác (pháo:pao) là mibok nye, có nghĩa súng bắn cỡ nhỏ, trong khi từ ngữ cho súng tay (chong) là mibok kyi, súng bắn lớn.  Điều này ngược với ý nghĩa thông thường, dĩ nhiên, rằng súng đại bác sẽ nhỏ hơn súng tay.  Một sự giải thích cho các từ ngữ ngoại quốc xa lạ của quyển từ điển là hai từ ngữ đã không đưoc phân biệt một cách rõ ràng thời cuối nhà Nguyên và thời nhà Minh, và tại một số nơi pao (pháo) được gọi là chong (công?), và ở một số nơi khác, chong được gọi là pao (pháo).  Một cách thú vị, từ ngữ mibok – nghĩa đen là “ngọn lửa/phun ra lửa” – nhắc nhở về một sự liên kết chặt chẽ trong Hoa ngữ về các loại súng bắn thực sự và sơ khai với ngọn lửa hay đốt bằng lửa (điển hình là “giáo phun ra lửa” hay tuhuoqiang [??]. 30 Chính vì thế, người ta bị buộc phải cứu xét đến khả tính về một món nợ ngừ học của tiếng Miến Điện đới với Hoa ngữ trên từ ngữ này.

     Một sự tìm đọc cẩn trọng các tài liệu Miến Điện và Mon phát lộ một khuôn mẫu bắc-xuống-nam trong sự truyền bá súng bắn tại Miến Điện.  Các tham chiếu ghi trong Bảng 1 cho thời kỳ 1057-1389 chắc hẳn có sự sai lạc về niên đại, nhưng năm 1404 là một thời điểm quan trọng cần cứu xét.  Bởi vì từ năm 1404 đến năm 1527, các thành phố dưới quyền kiểm soát của Ava, đặc biệt là thành phố Prome, dã sử dụng súng bắn.  Người ta suy tưởng rằng Ava, nhìn Prome như một cứ điểm then chốt chống lại Pegu, đã trang bị cho thành phố các vũ khí kiểu Trung Hoa.  Tuy nhiên, Pegu đã mau chóng học hỏi kỹ thuật này, và vào khoảng 1409 đã sử dung pronsenat (súng đại bác] chống lại Ava.  Trong năm 1445, theo một tài liệu của Miến Điện, một đội quân Trung Hoa đã tiến sâu đến tận Yamethin, miền trung tâm Miến Điện, đánh đuổi thũ lãnh cũ và dựng lên kẻ cầm đầu mới trong khi cung cấp cho người này nhiều loại vũ khí không được xác định. 31

     Cùng với hay ngay trước khi có sự phổ biến kỹ thuật thuốc súng, pháo đốt và hỏa tiễn dùng cho mục đích chiến tranh và giải trí đã phải được vận hành từ Vân Nam sang Miến Điện.  Các nguồn tài liệu rất sơ sài về khía cạnh này, nhưng phao đốt được biệt là đã được phơi bày trong năm 1491 trong tang lễ của nhà vua dân Mon, Dhammazedi (trị vì từ 1472-91) tại Pegu.  Sự tường thuật nguyên thủy đáng được trích dẫn nơi đây: “Tất cả các quan huyện và lãnh chúa đều sắp xếp pháo bông và cho đốt chúng bên ngoài các đình rạp: một số [có hình] “các con voi dũng mãnh”, một số [có hình] “thoi tay?” [trong nguyên bản: hand diamonds, không rõ nghĩa, chú của người dịch], các pháo khác [có hình] li krok bhumléga, “ngôi sao” và “mặt trăng”, các loại pháo đốt và dàn treo kiểu Trung Hoa, hình hai ngôi sao và hai mặt trăng.”  Nhiều bài du ký hồi cuối thế kỷ thứ mười tám đến đầu thế kỷ thứ hai mươi tại Miến Điện có ghi chép việc đốt pháo bông và đặc biệt các hỏa tiễn lớn (dum trong tiếng Miến Điện) cho cả mục đích giải trí và đặc biệt cho tang lễ của các nhà sư.  Điều cũng rất đáng lưu ý để ghi nhận là các người Trung Hoa tại Bassein, thuộc miền duyên hải Miến Điện, đã chế tạo thuốc súng và các hỏa khí cho người Miến Điện trong suốt Cuộc Chiến Tranh Đầu Tiên giữa người Anh và Miến Điện (1824-6). 32

Miền Đông Bắc Ấn Độ

     Miền đông bắc Ấn Độ, chính yếu là Assam, cũng nhận được kỹ thuật thuốc súng từ Trung Hoa xuyên qua Miến Điện.  Quan điểm quy ước cho rằng súng bắn được du nhập đầu tiên vào vùng Assam trong năm 1527 hay 1532 bởi người theo Hồi Giáo ở vùng vịnh Bengal, nhưng cái nhìn này không còn đứng vững nữa.  Một số niên giắm (buranji) của người Assam (Ahom) cho thấy các súng bắn đà được sử dụng trước thời điểm này.  Trong năm 1505 hay 1523, sau khi đã khuất phục được dân Chutiya, vốn cư ngụ trong vùng nằm giữa Tây Tạng và Assam, người Ahom đã tiếp nhận súng đại bác từ họ. 33 Người dân Chutiya có thể cũng đà tiếp nhận kỹ thuật thuốc súng từ Tây Tạng.  Nhiều nguồn tài liệu củng cố cho khả tính rằng súng bắn đã được sử dụng bởi Ahom trước khi có sự truyền bá các súng bắn có nguồn gốc Hồi Giáo.  Tác giả Jean-Baptiste Tavernier, người đã du hành tại Ấn Độ trong thế kỷ thứ mười bẩy, đã để lại thông tin đáng chú ý về thuốc súng và súng bắn kể cả hỏa tiễn tại Assam như sau:

Điều được tin tưởng là dân tộc này trong thời cổ đã phát minh đầu tiên ra thuốc súng và súng, được truyền từ Assam sang Pegu, và từ Pegu sang Trung Hoa; đây là lý do tại sao sự phát kiến nói chung lại được gán cho là của Trung Hoa.  Mir Jumla (kẻ đã xâm lăng Assam trong các năm 1662-3 và đà gặp Tavernier năm 1651) đã mang về từ cuộc chiến tranh này nhiều súng đúc bằng sắt, và thuốc súng sản xuất tại xứ sở đó thì tuyệt hảo.  Hạt thuốc súng không dài như của Vương Quốc Bhutan, và hữu hiệu hơn nhiều thuốc súng khác … Ông ta [vua xứ Assam] có nhiều súng, và một số lượng phong phú các hỏa công (fireworks), trông tương tự như lựu đạn của chúng ta, được gắn vào đầu mút của một chiếc gậy dài cỡ một chiếc giáo ngắn … và trải dài hơn 500 bước. 34

     Một tài liệu từ năm 1622 cho biết rằng người dân Assam “đúc được các súng hỏa mai (matchlocks) và khẩu pháo bachadar [?] tuyệt hảo, và biểu lộ kỹ năng tuyệt vời trong kỹ nghệ này.  Ram Singh, Thống Đốc vùng Bengal, kẻ đã cầm đầu các cuộc xâm lăng vào Assam trong thập niên 1660 và 1670, đã bình luận rằng “mọi người dân Assam là một chuyên viên trong việc chèo thuyền, bắn tên, đào hào và sử dụng súng và đại bác.  Tôi không nhìn thấy chủng tộc nào đa năng đa hiệu như thế ở bất kỳ phần đất nào khác của Ấn Độ.” 35

     Các ý kiến và nhận xét này ngụ ý rằng kiến thức của người Ahom về thuốc súng trước khi có sự du nhập các súng bắn Hồi Giáo trong thế kỷ thứ mười sáu có thể đã chuẩn bị sẵn cho họ sự sử dụng lão luyện các súng bắn.  Người dân Assam có phương thức riêng của chính họ về việc sản xuất thuốc súng, và người dân Khasi tại miền tây Assam đã có thể chế tạo thuốc súng trước khi có sự cặp bến của người Anh. 36  Đặc biệt, người dân Meithei hay Manipuri đã học hỏi nghệ thuật chế tạo thuốc súng từ các thương nhân Trung Hoa đến thăm viếng vùng Manipur khoảng năm 1630 (và có thể còn sớm hơn) và đã thử nghiệm việc chế tạo các súng đúc bằng kim loại có kích cỡ lớn hơn.  Từ Manupuri, các người Kuki đã thụ đắc kỹ thuật thuốc súng, và họ vẫn còn dùng vào hồi đầu thế kỷ thứ hai mươi.  Trong bối cảnh này, điều cũng quan trọng để ghi nhận rằng ngừoi dân Manipuri đã sử dụng các hỏa tiễn (meikappi, có nghĩa “bắn ra lửa”) vào khoảng đầu thế kỷ thứ mười tám – một kỹ thuật chiến tranh mà họ đã thụ đắc từ lâu.  Ngoài ra, người Naga tại Manipur có sản xuất than bột và bán nó như thuốc súng. 37

     Súng bắn có thể đã vươn tới chính Ấn Độ hoặc từ Assam hay từ miền Hạ Miến.  Tác giả Iqtidar Alam Khan chủ trương rằng súng hỏa mai (muskets) và đại bác xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ từ khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm.  Theo tác giả Parshuram Krishna Gode, bana (‘mũi tên” trong tiếng Sanskrit) xuất hiện trong ý nghĩa “hỏa tiễn” trong các sử liệu Ấn Độ chỉ sau năm 1400.  Sự đề cập xác định các hỏa tiễn được sử dụng trong các cuộc chiến tranh như một vũ khí trong thời kỳ 1435-67 chứng minh cho quan điểm của tác giả Gode. 38  Sự ấn định thời điểm khá quan trọng cho các mục đích của chúng ta.  Trong khi thời kỳ từ 1390 đến 1474/5 chứng kiến một sự phổ biến kỹ thuật súng bắn, đại bác và hỏa tiễn từ nhà Minh Trung Hoa sang Miến Điện và các miền khác thuộc vùng lục địa phía bắc của Đông Nam Á, người ta có thể giả định rằng kiến thức như thế cũng rất có thể đã du nhập vào Ấn Độ.  Các hỏa tiễn được nói đà được phát minh và sử dụng đầu tiên tại Dakhin, thuộc vương quốc Bahamani.  Nếu đúng thế, kỹ thuật này có thể đã được loan truyền từ vương quốc đó đến lãnh địa Delhi, hay từ nam lên bắc, hơn là theo đường vòng quanh nào khác, như tác giả Khan đã nêu ra. 39 Tác giả Irfan Habib chủ trương rằng ban [?bana: hỏa tiễn] “đã không đến từ thế giới Hồi Giáo, mà rõ ràng trực tiếp từ hải ngoại, từ Trung Hoa xuyên qua vùng Deccan.” 40 Tuy nhiên, nhiều phần đến do ngả băng qua đất liền”, từ Trung Hoa xuyên qua Vân Nam.

Các Vương Quốc Sipsong Panna, Lan Na, Lan Sang

     Theo tập Ming shilu (?), vào ngày 27 tháng 12 năm 1405, lấy cớ rằng xứ Lan Na đã cản trở phái bộ nhà Minh sang Assam (Gula), quân đội Trung Hoa đã xâm lăng lãnh thổ này với sự hỗ trợ của Sipsong Panna, Hsenwi, Keng Tung, và Sukhothai.  Một số nơi, kể cả Chiang Saen (Zheng Xian) bị chiếm giữ, và Lan Na đã đầu hàng.  Quân số của phía nhà Minh không được ghi chép, và Ming shilu chỉ đề cập đến 2,000 lính đến từ Vân Nam và có lẽ khoảng 15,000 người từ Sipsong Panna.  Theo biên niên sử của Chiang Mai, quân đội nhà Minh tấn công Lan Na hai lần, một lần vào năm 1402/3, và lần sau, trong năm 1405/6.  Trong cuộc xâm lăng thứ nhất, nhà Minh có một ‘đội quân lớn”, và Lan Na đã động viên 52,000 binh sĩ.  Hai lần Chiang Saen đã là chiến trường chính, và hai lần quân nhà Minh đã bị đánh bại. 41 Sự đe dọa của nhà Minh cũng được cảm nhận thấy ở xứ Nan, nơi một biên niên sử nói rằng trong khoảng giữa năm 1389 và 1405, các thần linh của xứ Nan làm các đôi quân Trung Hoa xâm lăng từ Vân Nam hoảng sợ bỏ chạy.  Quân nhà Minh rút lui khỏi Lan Na chạy về Muang Yong và Chiang Rung (Jinghong, thủ đô của Sipsong Panna) và ở lại đó trong ba năm, gây ra rất nhiều sự xáo trộn. 42

     Không rõ loại vũ khí nào đã được sử dụng bởi phía quân Minh, nhưng chắc chắn là các súng bắn đã được sử dụng.  Biên niên sử Chiang Mai cho biết rằng các binh sĩ Trung Hoa mặc áo giáp bằng sắt, đồng và da có thể chống đỡ lại giáo, gươm, súng và tên bắn của quân đội Lan Na. 43 Sau đó, phía Lan Na đã sử dụng đến “súng: guns”, phải nói đúng hơn là súng bắn (firearms).  Điều này cũng không đáng ngạc nhiên, bởi hoặc các nhà buôn hay lính đào ngũ từ Vân Nam có thể đã sẵn giới thiệu kỹ thuật thuốc súng, như đã xảy ra đối với sắc dân Maw Shan; lý thuyết như thế cũng được hỗ trợ bởi báo cáo của Wang Ji đã trích dẫn bên trên, nói rằng các vũ khi từ Vân Nam đã được mua bán sang Lan Na.

     Bằng cớ trực tiếp hơn đến từ các tài liệu của xứ Lan Na.  Vào khoảng năm 1411, dân vùng Phayao đúc một khẩu đại bác bằng đồng để tấn công các đội quân xâm lăng từ Ayudhyan: “Họ đã bắn vòng chuyền vào tháp canh.  Hai trăm người [Ayudhyan] phương nam trong đồn bị chết.” Đây là lần đầu tiên các súng đại bác xuất hiện trong các tài liệu của Lan Na, trong khi có vẻ đã phải mất vài năm vương quốc đó mới sử dụng hữu hiệu các súng bắn.  Trong năm 1443, các đại bác đã giúp cho Lan Na khuất phục được xứ Phrae. 44 Trong các năm 1457/8, binh sĩ của Lan Na “đã khai hỏa [súng bắn] vào dân miên Nam, khiến rất nhiều người bị chết”.  Cũng trong trận đánh này, ông hoàng của Ayudhya đã bị giết bởi một viên đạn bắn vào trán.  Trong các năm 1461/2, dân chúng vùng Plang Phon (Kamphaengphet) đà sử dụng “súng”.  Trong các năm 1462/3, nhà vua xứ Lan Na đã cung cấp 2 đại bác và 200 súng hỏa mai cho mỗi một thủ lĩnh trong 3 tù trưởng miền núi tại Muang Nai, Muang Tuk Tu và Muang Chiang Thong. 45 Đại bác cũng đóng một vai trò lớn trong sự chiếm giữ của Lan Na trên xứ Nan năm 1476: “Họ sắp xếp đại bác và nã bắn cổng thành phố, và rồi chiếm giữ thành phố.” Trong năm 1485, “hỏa quang” (firearms, huoqiang trong phần dịch sang Hoa ngữ) đã được sử dụng bởi binh sĩ Lan Na trong cuộc chiến đấu của họ với dân Kha Wa (Lawa hay Wa).

     Hơn nữa, một sự mô tả khá chi tiết về đại bác và sự sử dụng chúng trong biên niên sử Chiang Mai càng làm tăng thêm sự tin tưởng về sự hiện diện của đại bác tại Lan Na:

[Trong năm 1433], nhà vua [Tilokarat] đã tới xứ Nan, và phái một lực lượng cầm đầu bởi hoàng thái hậu, đến chiếm đóng Phrae.. Viên sĩ quan tâu với thái hậu, “Chúng ta phải bắn đai bác pu cao [vào thành phố] nếu ông ta không đầu hàng”.  Thái hậu khi đó hỏi: “Ai là kẻ biết sử dụng đại bác pu cao như thế?” Có một người Việt Nam tên là Pan Songkram, là chỉ huy đội 1000 quân, đã tâu với thái hậu, “Thần biết cách sử dụng một khẩu pu cao” … [Pan Songkram] nói, “Tôi sẽ bắn bay ngọn chóp của một cây dừa nước ngọt gần cổng vào thành phố.  Khi [nhà vua] nhìn thấy việc này, ông ta sẽ kinh hoảng, và sè thần phục, nhờ ở uy lực của đại bác pu cao.”  Sau đó Pan Songkram đã thực sự bắn bay ngọn cây dừa nước ngọt.  Thao Maen Khun [vẫn] chưa chịu đầu hàng.  Kế đó Pan Songkram nói: “Tôi sẽ bắn [đại bác] pu cao và bắn vào thân cây dừa khiến nó bị xẻ đôi từ ngọn đến rề cây.” Pan Songkram đã bắn vào cây dừa y như ông ta đà nói.  Thao Maen Khun nhìn thấy và nhức nhôi lo sợ, và đầu hàng … 47     

        Mặc dù Lan Na đã thụ đắc kỹ thuật thuốc súng từ Trung Hoa hồi đầu thế kỷ thứ mười lăm, điều khá thú vị trong trường hợp này là một người Việt Nam được xác định một cách công khai là có khả năng điều khiển đại bác.  Sự kiện này chứng tỏ tính ưu việt của người Việt Nam (so sánh với các sắc dân Đông Nam Á khác) trong việc thấu triệt kỹ thuật hỏa khí do sự xâm lăng của nhà Minh và cho thấy rằng họ còn chuyển giao nó cho các vương quốc khác chẳng hạn như Lan Na. 48  Tài liệu cũng cho thấy hiệu quả, sức mạnh và sự tương đối chính xác của đại bác.  Bất luận là câu chuyện về việc bắn cây dừa nước có thực hay không, nó cho thấy Phrae bị khuất phục do sự sử dụng đại bác.  Một cách đáng lưu ý, đại bác được gọi là pu cao trong các tài liệu của Lan Na, một từ ngữ có thể ít nhất có phần nào phát sinh từ từ ngữ “pao: pháo” của tiếng Hoa.  Sự vay mượn một chữ Trung Hoa mói được hỗ trợ một cách gián tiếp bởi sự kiện là các từ ngữ của Miến Điện về súng bắn (amrok senat) được sử dụng trong các biên niên sử của Chiang Mai và Nan do cuộc chinh phục của Miến Điện và sự cai trị xứ Lan Na từ cuối thế kỷ thứ mười sáu. 49 Nhiều điều khác được nói tới về vương quốc Bắc Thái Lan trong bối cảnh cấp miền rộng lớn hơn.

     Một loại kỹ thuật thuốc súng khác – các hỏa tiễn – cũng được loan truyền trên đất liên từ Trung Hoa thời nhà Minh sang Sipsong Panna, Lan Na và Lan Sang, cùng như sang Miến Điện, Ấn Độ và Đại Việt.  Như một vũ khí quân sự, hỏa tiễn đã được sử dụng bởi quân đội nhà Minh trong vùng Maw Shan ngay từ năm 1388, như đã thảo luận ở trên.  Một số dân tộc nói tiếng Tai học hỏi cách thức chế tạo các hỏa tiễn vào khoảng giữa thế kỷ thứ mười lăm.  Các hỏa tiễn tự chế tại nhà (homemade rockets: punfai hay bangfai trong tiếng của dân Tai Lu, Lào và Thái, và nu phai trong tiếng Shan) đã được sử dụng như các vũ khí tại Sipsong Panna năm 1465, khi Men Le đánh bại “đội quân “mười nghìn” người từ Meng Lian, chỉ với 600 lính nhưng với sự trợ giúp của các hỏa tiễn.  Ngoài ra, súng tay và đai bác (qiangnu paohuo [??] trong tiếng Hoa) đà được sử dụng trong cuộc giao tranh nội bộ năm 1470 tại Sipsong Panna. 50 Trong năm 1568, nhà vua của Lan Sang đã sử dụng hỏa tiễn để chiến đấu chống lại các đội quân của Toungoo thuộc Miến Điện.  Vào khoảng thế kỷ thứ mười bẩy, dân Phuan tại Xiang Khwang (giờ đây thuộc Lào), khi đó nằm dưới sự cai trị lỏng lẻo của triều đại nhà Lê nước Đại Việt, đã sử dụng hỏa tiễn và các súng bắn khác cho các mục đích quân sự.

Đại Việt

          300px-ming_musketeers                                                                                                                              

     Chủ đề quan trọng trong các sự chuyển giao kỹ thuật quân sự từ Trung Hoa sang người Việt Nam đà được khảo sát chi tiết ở một số nơi khác và sẽ chỉ được tóm lược rất ngắn gọn ở đây với mục đích so sánh. 52  Các sự chuyển giao như thế có thể truy tìm từ các thời mở đầu sự cai trị của Trung Hoa trước Công Nguyên (Common Era), nhưng một làn sóng mới đã diễn ra dưới thời Minh sơ.  Trong thế kỷ thứ mười ba, địch thủ chính của Đại Việt là ở phương nam – xứ Chàm – và chiến tranh bất chợt đã xảy ra trong hầu hết cả thế kỷ, gia tăng một cách quyết liệt hơn từ khoảng năm 1370 trở đi.  Trong năm 1390, nhà lãnh đạo dũng mãnh của Chàm được biết trong tiếng Việt là Chế Bồng Nga đã bị giết chết trong một trận hải chiến.  Các tài liệu Việt Nam (được viết bằng tiếng Hoa) quy cái chết của ông ta cho vũ khi được gọi là huochong [hỏa thương (?), sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục dịch là hỏa pháo, chú của người dịch] – được hiểu từ lâu là để chỉ đại bác nhưng nhiều phần có lẽ là súng tay.  (Vào thời khoảng đầu nhà Minh, chữ chong có thể được hiểu cho cả một trong hai nghĩa đó). 53 Sự sử dụng của người Việt Nam kỹ thuật vũ khí mới này đã góp phần vào sự thay đổi vĩnh viễn cán cân quyền lực giữa hai vương quốc.

   Những vũ khí này có thể thu góp được từ các nhà buôn bán Trung Hoa hay binh lính đào ngũ, nhưng cuộc xâm lăng chiếm đóng sau đó của nhà Minh trên Đại Việt (1406-27) đã đưa đến một sự chuyển giao có hệ thống hơn kỹ thuật quân sự.  Các súng bắn Trung Hoa đã là một thành tố then chốt trong việc nhà Minh đánh bại sự kháng cự của Việt Nam; chúng đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh bại các thớt voi, một lực lượng vốn từng là một trở ngại đáng sợ cho Trung Hoa qua nhiều thế kỷ trong các chiến dịch của họ tại Đông Nam Á.

     Tuy nhiên, trong diễn tiến của sự chiếm đóng, binh sĩ nhà Minh dần dần mất đi ưu thế kỹ thuật, khi mà cuộc kháng chiến vươn lên dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi và một số lượng gia tăng các vũ khí Trung Hoa cùng các quân liệu khác bị bắt giữ trong các trận giao tranh quan trọng giữa các năm 1418 và 1425.  Ngoài ra, các tù binh và lính nhà Minh đào ngũ cũng cung cấp kỹ thuật quân sự mà người Việt Nam có thể bắt chước. 54 Sau rốt, Lê Lợi và các lực lượng của ông đã đánh bại quân Trung Hoa, và ông đã thiết lập triều đại nhà Lê vào năm 1428.  Sau khi có sự triệt thoái của quân Minh, một nước Đại Việt độc lập đã bắt đầu củng cố hải quân và kho vũ khí của mình.  Cùng lúc, các nhà lãnh đạo Việt Nam chú trọng nhiều hơn đến việc thụ tạo số tiếp liệu đầy đủ các loại vật liệu như diêm sinh và đồng.  Việt Nam đã trải qua ‘cuộc cách mạng quân sự” của chính họ và trở thành một ‘đế quốc thuốc súng” bằng khả năng của chính họ.

Vai Trò Của Kỹ Thuật Quân Sự Trong Sự Trổi Dậycủa Miền Lục Địa Phía Bắc Của Đông Nam Á

     Thời kỳ từ giữa thế kỷ thứ mười lăm cho đến đầu thế kỷ thứ mười sáu đã chứng kiến sự vươn lên của miền lục địa phía bắc Đông Nam Á như một khu vực quan trọng về mặt địa lý chính trị.  Các sự phát triển quan trọng trong thời khoảng này bao gồm sự trổi dậy của dân Maw Shan và sự đối đầu của họ với nhà Minh trong các thập niên 1430 và 1440, sự bành trướng của Lan Na (Chiang Mai) và đặc biệt của Đại Việt trong suốt thời gian từ thập kỷ 1430 đến thập kỷ 1480, sự trổi dậy của sắc dân Shan tại vùng Mong Mit và vùng Mohnyin trong thời khoảng từ thập niên 1480 đến năm 1527 và sự bành trướng của dân Ahom hồi đầu thế kỷ thứ mười sáu. 55 Sự vươn lên của các quyền lực mới này trong vùng là do một số yếu tố, kể cả sự tăng trưởng của mậu dịch, canh nông và dân số, nhưng sự chuyển giao kỹ thuật quân sự từ nhà Minh Trung Hoa cũng đã đóng giữ một phần nào đó.  Mặc dù các nguồn tài liệu cung ứng không cho phép chúng ta rút ra được một bức tranh rõ rệt về các mối liên kết giữa kỹ thuật quân sự và sự trổi dậy của các lực lượng này, có vẻ sự tương quan này khó có thể bị bác bỏ một cách dễ dàng.

Sự Vươn Lên Của Dân Maw Shan

     Luchuan tái xuất hiện không lâu sau sự thất trận tạm thời của nó trước quân Minh năm 1388.  Trong năm 1413, Sirenfa trở thành Quan Bình Định (Pacification Officer) (một chức được phong bởi Triều Đình Trung Hoa) sau khi có sự từ trần của người cha, Silunfa, và người anh, Sixingfa (trị vì từ 1399-1413), nhưng ‘có cơ trí vượt xa [họ]” và “quyết tâm khôi phục các đất đai cũ mà cha ông đánh mất”.  Sau khoảng mười năm, Luchuan đã phải tích lũy đủ sức mạnh để làm được việc như thế, và ông đã khởi sự một loạt các hoạt động mở rộng lãnh địa.  Trong tháng 12 năm 1422, Luchuan chiếm đóng một số đất đai từ Nandian và đã không hoàn trả mãi cho đến năm 1430, khi mà nó cũng chiếm cứ Mengyang.  Trong năm 1436 nó thực hiện các cuộc xâm lấn vào Mengding và Wandian, giết hại dân chúng và triệt phá các tường thành, và hai năm sau được biết đã lập lại việc xâm nhập vào Nandian và một vài địa phương khác.  Ở một thời điểm trước ngày 3 tháng 7 năm 1439 nó đã xâm lăng và cướp phá Jingdong, Mengding, Dahou và Menglian. 56 Sự bành trướng của Luchuan cũng được phản ảnh trong các tài liệu của sắc dân Dai; một nguồn tài liệu mô tả một cách sống động cách thức theo đó người dân Maw Shan đã tận dụng lợi thế của họ về súng bắn – kể cả đại bác tự chế tại nhà và súng tay – để bành trướng từ Meng Mao và chinh phục Meng Mian (Lincang ngày nay) và các miền khác được cư trú bởi các nhóm không nói tiếng tai như Lahu, La và Men.  Sự truyền khẩu từ xưa nói rằng sắc dân Tai cá biệt này di dân từ Meng Mao đến Geng Ma và rằng các quan chức người Hán đã dạy cho họ việc sử dụng các súng tay bằng đồng và đại bác, giúp họ đánh bại được thổ dân Wa và đuổi dân Wa lên trên núi. 57

     Chính quyền nhà Minh đã đưa ra sự khiển trách và cảnh cáo, nhưng người Maw Shan không đếm xỉa đên chúng, và hai cuộc viễn chinh đến Luchuan bởi binh sĩ Vân Nam trong các năm 1439 và 1440 (với lần lượt 6,000 quân và 50,000 quân) đã kết thúc trong sự thất bại hoàn toàn. 58  Sau rốt, Triều Đình đã quyết định di chuyển các binh sĩ hoàng triều đến để giải quyết vấn đề, đưa đến “Ba Cuộc Viễn Chinh chống lai xứ Luchuan” , bắt đầu từ năm 1441 và kết thúc trong năm 1449.  Trong các chiến dịch giữa nhà Minh và dân Maw Shan, cả hai bên đều sử dụng súng bắn.  Thí dụ, vào khoảng ngày 12 tháng 9 năm 1441, người Maw Shan đã xâm nhập Jingdong và Weiyuan với 30,000 quân và 80 thớt voi.  Quân đội Trung Hoa đã khai hỏa súng tay và hỏa quang [??] để đánh bại họ, hạ sát 352 người và tịch thụ được nhiều hiệu kỳ, trống, mũ, các m

0