Stress thường gây mất ngủ, tại sao?
Tâm lý stress Các stress gây ra trạng thái thức làm người ta mất ngủ. Ở trạng thái thức, các hoạt động thần kinh tăng, trương lực cơ tăng, ngược lại ở trạng thái ngủ các hoạt động thần kinh rất hạn chê và trương lực cơ giảm. Người ta nhận thấy có một cơ chế ức chế ngược (feet - ...
Tâm lý stress
Các stress gây ra trạng thái thức làm người ta mất ngủ.
Ở trạng thái thức, các hoạt động thần kinh tăng, trương lực cơ tăng, ngược lại ở trạng thái ngủ các hoạt động thần kinh rất hạn chê và trương lực cơ giảm.
Người ta nhận thấy có một cơ chế ức chế ngược (feet - back) từ ngoại vi vào trung tâm. Khi các tế bào thần kinh phát xung động làm cho các bộ phận trong cơ thể hoạt động thì chính sự hoạt động đó lại phát tín hiệu ngược lại duy trì trạng thái thức, khi một trong những mắt xích của chu kỳ thức - ngủ, ởmột bộ phận nào đó trong cơ thể hoặc hệ thần kinh bị tổn thương làm tăng kích thích, tăng trương lực cơ sẽ phá vỡ chu kỳ thức - ngủ và gây rối loạn giấc ngủ.
Người ta còn thấy tham gia vào chu kỳ thức - ngủ có các biến đổi hóa học đặc biệt là chuyên hóa của Serotonine.
Người ta còn biết chất Mélatonine tiết ra từ tuyến yên là một Indolamine được tổng hợp từ Serotonine có liên quan mật thiết với giấc ngủ. Khi cơ thể giảm khả năng tiết Mélatonine sẽ gây mất ngủ.
Ngày nay, người ta hy vọng sẽ tổng hợp được chât Mélatonine đế điều trị mất ngủ.
Mất ngủ làm cho cơ thế không được nghỉ ngơi gây ra tác hại. Thứ nhât, đôi với hệ thần kinh trung ương sẽ làm tăng huyết áp, tiêu hóa kém. (Trong giấc ngủ cơ thể dược nghi ngơi, giảm huyết áp, giám nhịp tim, giảm hoạt động, mạch máu giãn ra làm cho chuyển hóa cơ bản của người ta giảm 10-20%, tiết kiệm được năng lượng).
Mất ngủ là triệu chứng của bệnh lo âu thì khó đi vào giấc ngủ, mất ngủ về sáng thì lại là triệu chứng đặc trưng của trầm cảm.
Chính vì vậy một sô thuốc chống trầm cảm như Maprotiline (Ludiomil) và các loại SSRI “có tác dụng” kéo dài được các giấc ngủ chậm và giấc ngủ sâu, giảm thời gian đi vào giấc ngủ.