Khi bị mất ngủ thì xử trí và điều trị ra sao?
Mất ngủ a. Khuyên bệnh nhân sống thoải mái, điều độ. - Tăng cường hoạt động có ích, lao động. - Đảm bảo chỗ ngủ thoáng mát, yên tĩnh, giường nệm phù hợp. - Đi ngủ đúng giờ, không sớm quá, không muộn quá. - Không nên ăn nặng ...
Mất ngủ
a. Khuyên bệnh nhân sống thoải mái, điều độ.
- Tăng cường hoạt động có ích, lao động.
- Đảm bảo chỗ ngủ thoáng mát, yên tĩnh, giường nệm phù hợp.
- Đi ngủ đúng giờ, không sớm quá, không muộn quá.
- Không nên ăn nặng quá.
- Không dùng chât kích thích trước đi ngủ.
- Làm giảm căng thẳng thần kinh bằng cách đọc báo, xem ti vi... nhưng không quá khuya.
- Luyện tập thư giãn.
- Tìm hiểu kỹ nguyên nhân và tình trạng mất ngủ của bệnh nhân.
- Truyền đạt cho bệnh nhân những lời khuyên về lối sông vệ sinh, hợp lý.
b. Sử dụng thuốc:
- Chỉ dùng thuốc ngủ khi thật cần thiêt, dùng liều vừa phải, không kéo dài.
- Cân nhắc, chọn lựa loại thuôc, cách thức điều trị thích hợp nhất cho từng bệnh nhân, lấy mục đích chữa trị có hiệu quả nâng cao chất lượng sống cho bệnh nhân là chính.
- Dùng thuốc với liều thích hợp, thời gian ngắn nhất nhưng có hiệu quả, hết sức tránh cho bệnh nhân bị quen và nghiện thuốc ngủ.
Đại đa sô" người Việt Nam ta có ấn tượng không tốt về thuốc ngủ, sợ thuốc ngủ làm hại sức khỏe, thần kinh, gây nghiện nên hiện tượng lạm dụng thuốc ngủ còn chưa phổ biến.
a. Sử dụng các loại thuốc có thời gian bán hủy ngắn, tác dụng nhanh và có ít tác dụng phụ như:
- Stilnox (Zopiclone) 6mg lv/ngày uống ngay trước khi đi ngủ và không dùng quá 7 ngày.
Cho những người mất ngủ tạm thời, những người khó đi vào giấc ngủ và đặc biệt cho những người lớn tuổi để tránh hiện tượng loạng choạng vào sáng hôm sau. Những loại này gây ngủ nhanh, sâu, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu khi ngủ dậy, người ta không cảm thấy mình đã dùng thuốc ngủ.
Nhưng nhược điểm lớn nhất của chứng có thể gây ra hiện tượng tăng triệu chứng (Rebon)(mất ngủ tăng) và đòi hỏi phải tăng liều ớ những ngày kế tiếp.
b. Sử dụng các thuốc có thời gian bản hủy chậm:
- Seduxen (Diazepam)5mg, 1 - 2v/ngày.
Temesta (Lorapamì0,5mg - 2,5mg/ngày.
- Lexomil (Brornazepam...) 3 - 12mg/ngày.
Loại này có nguy cư gây quen, gáy nghiện cao và dê lờn thuốc (về sau uống vào không ngủ đượchoặc cần phải liều cao).
c. Sử dụng phôi hợp một loại Benzo-diazepin với một thuốc chống trầm cảm êm dịu:
Chủ yêu là:
Amitriptilin, Luđiomil, SSRI.s, Remeron.
Vai trò của trầm cảm trong mat ngủ đà được nói và được các thuôc chông trầm cảm như Ludiomil làm Iihanh thời gian đi vào giấc ngủ (buồn ngủ),giảm các đợt thức giữa chừng, làm tăng ngủ sâu(giai đoạn I giảm, các giai đoạn III và IV tăng).
Có thể kết hợp với một Benzodiazepin hoặc một thuốc trấn tĩnh khác.
d. Điều trị mất ngủ bằng thảo mộc:
Nhiều thảo mộc có tác dụng gây ngủ an thần như: tâm sen, lá vông, củ bình vôi {Rotunda),lạc tiên (Passifcore), cây đào gai (Anbepine)...
Với các trường hợp mất ngủ nhẹ, mất ngủ do lo âu, căng thẳng nên bắt đầu điều trị bằng thảo mộc. Các thảo mộc tuy có tác dụng gây ngủ không mạnh, không bền nhưng lại an toàn, ít độc hại và có tác dụng bồi bô cơ thể lâu dài.