Dùng phương pháp nào lên dốc tiết kiệm sức nhất?
(Ảnh minh họa) Đi bộ, đi xe đạp hoặc lái ô tô từ nơi thấp lên nơi cao so với lúc đi trên đường bằng phẳng tốn sức hơn, lên dốc cao có độ dốc lớn so với lên dốc có độ dốc nhỏ lại càng tốn sức. Có phương pháp gì để khi leo dốc không thấy quá tốn sức không? Có biện pháp ...
(Ảnh minh họa)
Đi bộ, đi xe đạp hoặc lái ô tô từ nơi thấp lên nơi cao so với lúc đi trên đường bằng phẳng tốn sức hơn, lên dốc cao có độ dốc lớn so với lên dốc có độ dốc nhỏ lại càng tốn sức. Có phương pháp gì để khi leo dốc không thấy quá tốn sức không?
Có biện pháp đấy. Then chốt là làm thế nào làm cho các dốc có độ dốc lớn trở thành có độ dốc nhỏ hơn, vì tỷ số giữa độ dài với độ cao của dốc chính là hệ số tiết kiệm sức. Chỉ cần độ dốc giảm nhỏ thì dù là đi bộ, đi xe đạp hay lái ô tô đi lên đều cảm thấy đỡ tốn sức. Đối với một độ cao nhất định mà nói thì làm thế nào mới giảm nhỏ được độ dốc? Đó là cách làm cho mặt nghiêng dài hơn ra, ví dụ làm mặt nghiêng theo hình xoáy trôn ốc thì có thể làm cho độ dốc giảm nhỏ.
Những tay vịn cầu thang trong các nhà cao đều lợn đi lợn lại mấy vòng rồi mới đến tầng trên, làm như vậy không chỉ tiết kiệm diện tích mà cầu thang tương đối không dốc lắm, người đi lên không cảm thấy tốn sức.
Đẩy một cái xe chở nặng lên một cái cầu rất cao, nếu cứ đẩy theo đờng thẳng sẽ cảm thấy rất vất vả. Những người có kinh nghiệm không đẩy lên theo đường thẳng mà họ đẩy chéo theo đường xiên để lên tới đích, làm như vậy chắc chắn là đỡ tốn sức hơn. Vì sao lại như vậy? Nguyên tắc cũng giống như giảm độ dốc.
Lấy một ví dụ nữa, ô tô vượt núi cao cũng không thể một mạch đi thẳng lên. Trong một số hình vẽ hoặc phim ảnh chúng ta đã nhìn thấy cảnh làm đường trên núi, chẳng phải là đều xoay quanh sườn núi lượn cong mà đi lên rồi lại lượn cong mà đi xuống ? Đường ôtô lên núi làm theo hình xoáy trôn ốc là đã làm cho độ dốc cao thành độ dốc thấp, xe lên núi mới dễ dàng.