25/05/2017, 11:28

Soạn văn bài: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả I. Đề bài tham khảo Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em gặp ở trường. Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả I. Đề bài tham khảo Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em gặp ở trường. Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi ...

Soạn văn bài: Viết bài tập làm văn số 1 – Văn tự sự và miêu tả

I. Đề bài tham khảo

Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,…) mà em gặp ở trường.

Đề 2: Kể lại nội dung câu chuyện được ghi trong một bài thơ có tính chất tự sự (như Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) theo những ngôi kể khác nhau (ngôi thứ ba hoặc ngôi thứ nhất).

Đề 3: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp trong mấy tháng nghỉ hè (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em).

Đề 4: Miêu tả chân dung một người thân.

II. Gợi ý dàn bài

Đề 1:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em dự dịnh kể (đó là câu chuyện gì? Về ai hoặc về cái gì?).

2. Thân bài:

a. Kể lại hoàn cảnh xảy ra câu chuyện (thời gian, địa điểm, …)

b. Kể lại các chi tiết về câu chuyện (mở đầu, diễn biến, kết thúc)

c. Câu chuyện hôm đó đã khiến chúng em … (cảm động hay buồn cười).

3. Kết bài: Suy nghĩ của em qua câu chuyện đó.

Đề 2:

1. Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện mà em chọn kể (Lượm hoặc Đêm nay Bác không ngủ) và xác định ngôi kể (ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba).

2. Thân bài:

a. Kể lần lượt các chi tiết, các sự kiện diễn ra trong câu chuyện:

Ví dụ: Với chuyện Lượm, ta lần lượt kể:

  • Chi tiết người chú gặp Lượm.

  • Ấn tượng của người chú về hình dáng và tính cách Lượm.

  • Chi tiết Lượm đi chuyển thư.

  • Lượm hi sinh,…

b. Suy nghĩ của người kể và con người Lượm hoặc về Hồ Chí Minh.

3. Kết bài: Tưởng tượng về kết thúc của câu chuyện (VD: Sau ngày giải phóng, người chú về thăm mộ Lượm.)

Đề 3:

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh đẹp mà em định miêu tả (có thể là phong cảnh nơi em nghỉ mát, hoặc cánh đồng hay rừng núi quê em), cảnh đẹp đó ở đâu?

2. Thân bài:

a. Giới thiệu hoàn cảnh, thời gian:

  • Có thể là đi nghỉ mát trong dịp hè cùng gia đình.

  • Có thể em về quê ngoại (quê nội) trong những ngày hè nóng bức.

b. Cảnh đẹp đó có không gian đẹp như thế nào. Tả những chi tiết đặc biệt khiến em ấn tượng nhất và những chi tiết khác.

c. Cảm nhận của em về cảnh đẹp ấy (xúc động trước vẻ đẹp kì vĩ, cảm thấy thư thái, …)

3. Kết bài:

  • Suy nghĩ của em về nơi em đã đến (ấn tượng như thế nào?)

  • Em có hy vọng sẽ quay trở lại một lần gần nhất hay không?

Đề 4:

1. Mở bài:Giới thiệu người thân mà em định miêu tả: Bố, mẹ, ông, bà, anh, chị,…

2. Thân bài:

a. Lần lượt miêu tả các đặc điểm của người thân đó (khuôn mặt, mái tóc, ánh mắt, nước da, hình dáng, cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, cử chỉ nhất là đối với em).

b. Điều mà em thích nhất ở người thân của em là gì? (một nét nào đó về hình thức, hoặc một phẩm chất, một nét tính cách,…).

3. Kết bài:Tình cảm của em với người thân mà em vừa kể (có thể nêu những mong ước tốt đẹp của bản thân về người thân đó).

0