Soạn văn bài: Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi Đọc hiểu tác phẩm Câu 1: Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm: Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau. Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ. Hiệp vần: ...
Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi Đọc hiểu tác phẩm Câu 1: Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm: Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau. Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ. Hiệp vần: vần chân và vần lưng. ...
Soạn văn bài: Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi
Đọc hiểu tác phẩm
Câu 1: Côn sơn ca được làm bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:
-
Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có hai câu, một câu 6 đứng trước và một câu 8 đứng sau.
-
Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.
-
Hiệp vần: vần chân và vần lưng.
-
Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).
-
Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 (vần chân).
-
-
Tất cả những hiệp vần đều thanh bằng.
Câu 2: Đoạn thơ có năm từ ta.
a. Nhân vật ta ở đây chính là nhà thơ.
b. Nhân vật ta là một người yêu thiên nhiên, là người có tâm hồn phóng khoáng (ngồi trong bóng trúc xanh mát mà ngâm thơ nhàn). Có thể thấy, trong đoạn thơ, nhân vật ta hiện lên như là một người nghệ sĩ thực sự không vướng một chút bận nào của nhân gian.
c. Tiếng suối chảy đước tác giả ví với tiếng đàn, rêu trên đá được ví với chiếu êm, cách ví von này cho thấy tác giả là người giàu tình cảm với thiên nhiên, coi thiên nhiên như những người ttri kỉ. Cách miêu tả ấy cũng cho thấy đây là một người nghệ sĩ tinh tế, giàu trí tưởng tượng.
Câu 3:
Cảnh tượng Côn Sơn: Có tiếng suối rì rầm, có đá rêu phơi, có thông vi vút, có trúc bóng râm.
Nhận xét: Cảnh Côn Sơn đẹp tựa như tranh, rất nên thơ, hữu tình và khoáng đạt.
Cảnh như bao bọc lấy của con người trong sự êm đềm thanh tĩnh của nó.
Câu 4:
Hình ảnh nhân vật ta ngồi ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của tán trúc che ngang, gợi cho ta nghĩ đến hình ảnh một tiên ông nhàn tản, không chút vấn vương thế sự. Đó một thi sĩ đa tình đang thả trọn tâm hồn với thiên nhiên. Thực ra, trong cuộc đời, không kể lúc làm quan mà ngay khi đã về ở ẩn ở Côn Sơn, Nguyễn Trãi vẫn một lòng lo cho nước, cho dân. Thế nhưng có lẽ chính vì thế mà chúng ta càng phải cảm phục vẻ đẹp tài hoa và tâm hồn thi sĩ của ông. Trong muôn vàn vướng bận, Nguyễn Trãi vần dành cho thiên nhiên một tình yêu thật tươi trong và tuyệt đẹp. Đó cũng chính là vẻ đẹp nhất trong tâm hồn cao quý của ông.
Câu 5:
– Điệp từ trong đoạn thơ: Côn Sơn : điệp 2 lần; ta: điệp 5 lần; trong: điệp 3 lần; có: điệp 2 lần.
– Tác dụng:
-
Thể hiện sự phong phú đa dạng của cảnh.
-
Niềm say đắm của người ngắm cảnh.
-
Tạo nên tiết tấu nhịp nhàng của bài thơ.