25/05/2017, 11:28

Soạn văn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1. Nhu cầu biểu cảm của con người – Cảm xúc ở hai bài ca dao: Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Tìm hiểu chung về văn biểu cảm I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm 1. Nhu cầu biểu cảm của con người – Cảm xúc ở hai bài ca dao: Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội. Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của ...


I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

– Cảm xúc ở hai bài ca dao:

  • Bài 1: Nỗi khổ đau bất lực của những con người thấp cổ bé họng trong xã hội.

  • Bài 2: Niềm rạo rực phơi phới của người con gái trước cánh đồng lúa và tuổi xuân của mình.

– Người ta thổ lộ tình cảm là để phô bày lòng mình, để khơi gợi lòng đồng cảm của người khác với nhu cầu được chia sẻ.

– Khi con người có những niềm vui hay nỗi buồn thì người ta có nhu cầu làm văn biểu cảm.

– Thư gửi cho người thân bạn bè là nơi bộc lộ tình cảm nhiều nhất, bởi vì thư là thể hiện nhu cầu biểu hiện tình cảm.

2. Đặc điểm chung của văn biểu cảm

a. Mặc dù không phải duy nhất, nhưng nội dung chính của hai đoạn văn là tình cảm của người viết. Ở đoạn (1), người viết thổ lộ nỗi nhớ khi xa bạn; những kỉ niệm được gợi nhắc lại cũng nhằm biểu hiện nỗi nhớ. ở đoạn văn (2) là tình cảm thiết tha, gắn bó sâu nặng với quê hương; các hình ảnh của quê hương được gợi tả là để giãi bày tình cảm ấy, những hình ảnh thấm đẫm nỗi xúc động, chứa chan một tình yêu đất nước, như con hướng về mẹ.

b. Tình cảm, cảm xúc trong văn biểu cảm phải mang giá trị nhân văn, có tác dụng hướng con người vươn tới cái đẹp đẽ, trong sáng, được mọi người thừa nhận. Nếu có nội dung tình cảm tiêu cực, xấu xa thì chỉ có thể là đối tượng để người viết lên án, phê phán, để cuộc sống đẹp hơn, người đối xử với người tốt hơn,…

c. Muốn biểu cảm được thì người viết phải biết sử dụng những cách thức cụ thể. Đó là lối bộc bạch trực tiếp tình cảm như trong đoạn văn (1); thông qua miêu tả như trong đoạn văn (2). Như vậy, bên cạnh các từ ngữ trực tiếp bộc lộ tình cảm như thương nhớ ơi, mới ngày nào … thế mà, xiết bao mong nhớ,… còn là những kỉ niệm, các hình ảnh gợi liên tưởng như giọng hát dân ca trong đêm, cánh cò, con đường làng,… cũng thể hiện sâu sắc những cung bậc cảm xúc, lay động lòng người,…

II. LUYỆN TẬP

Câu 1:

Đoạn văn (2) là đoạn văn biểu cảm.

Sự việc mở đầu và kết thúc đoạn văn (2) có tác dụng phác ra không gian cụ thể, gợi những liên tưởng chân thực cho dòng cảm xúc. Vẻ đẹp của hoa hải đường được tái hiện qua một sự cảm nhận tinh tế, in đậm dấu ấn cảm xúc của tác giả. Trên thực tế, sự phân biệt rạch ròi giữa biểu cảm với tự sự, miêu tả chi mang tính tương đối. Đoạn văn về hoa hải đường cho ta thấy sự hoà trộn đến thuần thục giữa miêu tả và biểu cảm để đem lại một bức tranh về cảm xúc trước vẻ đẹp của hoa.

Câu 2:

Bài Sông núi nước Nam có hình thức biểu cảm trực tiếp hơn bài Phò giá về kinh. Sắc thái khẳng định đanh thép chủ quyền lãnh thổ của đất nước và ý chí quyết tâm bảo vệ lí tưởng về chủ quyền ấy trước mọi kẻ thù xâm lược được bộc lộ trực tiếp, không thông qua yếu tố trung gian nào. Trong Phò giá về kinh, hai câu đầu có yếu tố tự sự, tất nhiên sự kiện ở Chương Dương và Hàm Tử là phương tiện để tác giả thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị. Xem lại phần đọc hiểu bản để nắm được phương thức biểu cảm, nội dung tình cảm ở hai bài thơ một cách cụ thể.

Câu 3:

Một số bài văn biểu cảm hay: Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài), Một thứ quà của núi non: Cốm (Thạch Lam), Lao xao (Duy Khán), Cây tre Việt Nam (Thép Mới), Cô Tô (Nguyễn Tuân),…

Câu 4: Sưu tầm và chép ra một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

Tham khảo

Nhớ về tuổi thơ, tôi không thể nào quên được những mớ tóc rối mà mẹ đã dành cho tôi để đổi lấy những que kẹo mầm ngọt ngào. Đẻ con mình có được nièm vui tuổi thơ khi nghe tiến rao thân thuộc: "Ai tóc rối đổi kẹo không?". Tôi yêu cái cách mẹ chải đầu, vo vo mớ tóc rối để dành cho tôi. Tôi yêu vị ngọt ngào thân thiết ấy làm sao, bởi vì hơn tất cả, ở đó có tình mẹ. Để rồi khi mẹ ra đi, hình ảnh mẹ" ngồi đầu hè gỡ tóc bằng cái lược gỗ màu vàng vàng, đầu mẹ nghiêng nghiêng, sóng tóc đổ dài môyj bên vai, và rồi mẹ vuốt cái lược, vo vo nắm tóc, giắt nó lên mái hiên nhà" tôi sẽ mang theo suốt cả cuộc đời.

0