25/05/2017, 11:28

Soạn văn bài: Mạch lạc trong văn bản

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Mạch lạc trong văn bản I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản 1. Mạch lạc trong văn bản Các câu trong ví dụ trên chỉ tiếp nối với nhau về mặt hình thức (phần đầu câu sau lặp lại ý ở phần cuối câu trước). Vì thế, đọc toàn bộ văn bản, chúng ta không thể ...

Đánh giá bài viết Soạn văn bài: Mạch lạc trong văn bản I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản 1. Mạch lạc trong văn bản Các câu trong ví dụ trên chỉ tiếp nối với nhau về mặt hình thức (phần đầu câu sau lặp lại ý ở phần cuối câu trước). Vì thế, đọc toàn bộ văn bản, chúng ta không thể hiểu văn bản nói cái gì. Sự thực thì ...


I. Mạch lạc và những yêu cầu về mạch lạc trong văn bản

1. Mạch lạc trong văn bản

  • Các câu trong ví dụ trên chỉ tiếp nối với nhau về mặt hình thức (phần đầu câu sau lặp lại ý ở phần cuối câu trước). Vì thế, đọc toàn bộ văn bản, chúng ta không thể hiểu văn bản nói cái gì. Sự thực thì các câu trên được trích ra từ những văn bản khác nhau và lắp ghép lại. Sự tiếp nối chỉ được xem là hợp lí khi các câu, các đoạn, các phần của văn bản phải thống nhất xoay quanh một chủ đề. Vi phạm điều này, văn bản không được coi là mạch lạc.

  • Các câu văn trên không vi phạm tính thống nhất chủ đề. Nhưng như thế chưa đủ để đánh giá là chúng mạch lạc. Bởi vì, trình tự các câu không hợp lí khi phản ánh diễn biến trước sau của sự việc.

  • Trình tự đúng phải là: (2), (4), (1), (3).

2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

a. Toàn bộ sự việc trong văn bản xoay quanh sự việc chính : Hai anh em Thành và Thủy buộc phải xa nhau , nhưng các em đã nhất định không chịu để cho tình cảm mình phải chia lìa . Trong đó " sự chia tay " và " những con búp bê " là sự kiện chính, còn hai anh em Thành và Thủy là nhân vật chính trong truyện .

b. Các từ ngữ biểu thị sự chia tay, và một loạt từ ngữ biểu thị ý không muốn phân chia lặp đi lập lại . Các sự việc trên đã liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất . Đó chính là sự mạch lạc của văn bản .

c. Trong văn bản "Cuộc chia tay của những con búp bê", các đoạn văn được nối với nhau bằng nhiều mối quan hệ:

  • Đoạn kể về quá khứ với đoạn kể về hiện tại – > liên hệ tâm lí.

  • Đoạn kể về việc ở nhà với đoạn kể về việc ở trường – > liên hệ không gian.

  • Đoạn kể chuyện hôm qua với đoạn kể về chuyện sáng nay – > liên hệ thời gian.

  • Đoạn kể về tâm trạng của hai an hem với đoạn kể về cảnh vật bên ngoài – > liên hệ tương phản.

  • Cảnh chia đồ chơi với cảnh chia tay của hai an hem – > liên hệ tương đồng.

=> Những mối liên hệ giữa đoạn là tự nhiên hợp lí.

II. Luyện tập

Câu 1:

a. Văn bản "Mẹ tôi" của A-mi-xi.

– Đầu tiên là lời giới thiệu của nhân vật "tôi" nói rõ lí do vì sao bố viết thư cho mình.

– Phần tiếp theo là nội dung của bức thư, gồm có những phần sau:

  • Nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của En-ri-cô đối với mẹ.

  • Người bố gợi lại những ngày tháng mẹ lo lắng, chăm sóc cho En-ri-cô.

  • Nói về sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ.

  • Bố giả định ngày mẹ mất và sự vô ích của nỗi hối hận muộn màng.

  • Thái độ nghiêm khắc của bố yêu cầu En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa lỗi lầm.

=> Tất cả các phần, các đoạn trong văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề đó là: Lòng yêu thương của người mẹ đối với con cái.

Các đoạn liên kết chặt chẽ, mạch lạc.

b. Phân tích tính mạch lạc của văn bản trên các phương diện như chủ đề, trình tự tiếp nối, hệ thống từ ngữ, mối liên hệ,… Chủ đề là cảnh sắc vàng của làng quê giữa ngày mùa. Trình tự miêu tả theo sự quan sát của tác giả từ bao quát đến cụ thể, từ xa đến gần, từ cao xuống thấp. Bắt đầu là liên hệ về thời gian, tiếp đến, liên hệ chủ yếu giữa các câu là liên hệ không gian,… Hệ thống các tính từ chỉ những sắc thái khác nhau của màu vàng cũng góp phần tạo nên mạch lạc của văn bản về sắc vàng của làng quê này.

Câu 2:

Sự việc chính của câu chuyện là cuộc chia tay giữa hai anh em Thành, Thuỷ và hai con búp bê. Các sự việc khác đều phải tập trung vào sự việc này. Kể tỉ mỉ về nguyên nhân dẫn đến sự chia tay của bố mẹ Thành, Thuỷ sẽ làm mất đi sự tập trung ấy và vì thế làm giảm đi sự thống nhất chủ đề, khiến văn bản thiếu mạch lạc. Hơn nữa, dựa vào chuyện của người lớn sẽ không phù hợp với lứa tuổi học sinh lớp 7, dễ gây phản tác dụng.

0