Soạn bài viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trang 132 SGK Văn 12
Soạn bài viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trang 132 SGK Văn 12 Cần phải lưu ý, Quang Dũng - tác giả bài thơ - cũng như không ít chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến vốn là học sinh, sinh viên Hà Nội để có cơ sở góp phần giải thích cảm hứng bi tráng và tinh thần lãng mạn ...
Soạn bài viết bài làm văn số 3: Nghị luận văn học trang 132 SGK Văn 12
Cần phải lưu ý, Quang Dũng - tác giả bài thơ - cũng như không ít chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến vốn là học sinh, sinh viên Hà Nội để có cơ sở góp phần giải thích cảm hứng bi tráng và tinh thần lãng mạn
A. HƯỚNG DẪN CHUNG
1. HS cần nghiên cứu kĩ yêu cầu của đề. Phân tích để dựa trên các câu hỏi:
a. Yêu cầu về thao tác: Bình luận hay phân tích, chứng minh...
b. Yêu cầu về nội dung: Bình luận hay phân tích,... vấn đề gì?
c. Yêu cầu về phạm vi tư liệu: lấy dẫn chứng ở đâu?
2. Cần lập dàn ý cho bài viết: các ý chính phải được như nhau và khi viết cần có độ dài cân xứng.
Với bài nghị luận văn học, bố cục bài viết thường là:
a. Mở bài
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích...
b. Thân bài
Lần lượt phân tích, chứng minh hay bình luận các nội dung theo yêu cầu của đề. Khi phân tích, thường chú ý mở rộng, so sánh để làm nổi bật những đặc điểm riêng biệt, độc đáo của câu, đoạn, hình ảnh, hay toàn bộ tác phẩm...
c. Kết bài
Khái quát những kết quả phân tích trong bài viết. Đánh giá tổng quát và khẳng định lại giá trị của tác phẩm hay đoạn trích.
B. MỘT SỐ BÀI LÀM THAM KHẢO
Đề 1: Phân tích bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
Yêu cầu làm bài:
1. Cần phải lưu ý, Quang Dũng - tác giả bài thơ - cũng như không ít chiến sĩ trong đoàn quân Tây Tiến vốn là học sinh, sinh viên Hà Nội để có cơ sở góp phần giải thích cảm hứng bi tráng và tinh thần lãng mạn độc đáo của bài thơ này, so với một số bài thơ cùng viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
2. Tây Tiến là sự hồi tưởng của Quang Dũng về đoàn quân Tây Tiến, về con người và thiên nhiên Tây Bắc ở một thời kì gian khổ mà oai hùng. Tất cả đều được thể hiện qua một hồn thơ lãng mạn, nặng tình với quê hương, đất nước bằng bút pháp tài hoa, độc đáo.
- Đoạn 1: Thông qua cách sử dụng một loại địa danh, gợi cảm giác xa xôi, hoang dã, cách dùng từ bạo khoẻ, cách phối âm để tạo giọng điệu lạ. Quang Dũng vừa khắc hoạ được sinh động cảnh núi rừng hiểm trở vừa diễn tả được nỗi vất vả, chất tinh nghịch của người lính.
- Đoạn 2: Miêu tả con người và cảnh vật Tây Bắc. Con người e ấp, V tứ; thiên nhiên thơ mộng, tươi mát (khác xa sự hiểm trở, dữ dội ở đoạn đầu). Đây chính là vẻ đẹp của phương xa, xứ lạ có sức lôi cuốn mạnh những người lính xuất thân từ học sinh, sinh viên.
- Đoạn 3: Tập trung khắc hoạ người lính bằng bút pháp lãng mạn. Họ diện mạo khác thường, oai phong dữ dội, có chất anh hùng của tráng thời xưa và có một tâm hồn rất lãng mạn. Ở đây, hình ảnh người người lính còn thể hiện rõ chất bi tráng của bài thơ.
- 4 dòng cuối cùng của bài thơ có thể coi là lời thề quyết chiến đấu đến cùng vì lí tưởng của người lính Tây Tiến.
3. Đây là bài thơ có nghệ thuật đặc sắc: nét bút tả người, tả cảnh gây tượng mạnh, lúc thì gân guốc, bạo khoẻ, khi thì mềm mại, tình tứ; pháp đối lập được sử dụng linh hoạt và mang lại hiệu quả đáng kể; giọng thơ khi thì thiết tha, khi thì hào hùng; ngôn ngữ sắc sảo, từ Hán Việt được dùng rất nghệ thuật.