12/01/2018, 18:01

Soạn bài Tiếng hát con tàu trang 142 SGK Ngữ Văn 12 tập 1

Soạn bài Tiếng hát con tàu trang 142 SGK Ngữ Văn 12 tập 1 Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ được thể hiện qua những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân ...

Soạn bài Tiếng hát con tàu trang 142 SGK Ngữ Văn 12 tập 1

Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ được thể hiện qua những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân

1. Trong bài thơ, hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy cắt nghĩa nhan đề và 4 câu thơ đề từ.

a.  Nhan đề bài thơ Tiếng hát con tàu

-   Con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường, khát vọng đi xa, hướng tới cuộc sống của đất nước, nhân dân đi tới chân trời của ước mơ lớn.,đi tới ngọn nguồn cảm hứng của những sáng tạo nghệ thuật.

-   Tiếng hát là niềm say sưa của tâm hồn khi tìm được hướng đi và đang trên hành trình đến với nhân dân, đất nước.

-    Nhan đề bài thơ có thể hiểu là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ - một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Nhà thơ đã hoá thân thành con tàu, hăm hỏ làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống của nhân dân và đó cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.

b. Phân tích khổ thơ đề từ:

-   Khẳng định sự gắn bó của thi nhân với Tây Bắc, một miền đất cụ thể, đã trải qua lửa đạn chiến tranh, với những khát vọng xây dựng trong cuộc sống mới, cũng là mảnh đất ươm mầm cho nhiều tác phẩm nghệ thuật nảy nở. Đây cũng chính là cuộc đời rộng lớn của nhân dân, là cuộc đời mới của những con người trẻ tuổi.

-    Thể hiện khát vọng lên đường, hoà mình vào cuộc sông rộng lớn của dân tộc, hướng vào mạch nguồn của đất nước, của nhân dân.

c. Bố cục thể hiện sự vận động của tâm trạng chủ thể trữ tình:

Tâm trạng chủ thể trữ tình (trong đó có tác giả) đã đi từ những suy tưởng về quan hệ cá nhân với tập thể, giữa bản thân nhà thơ với Tổ quốc, nhân dân, lấy việc ôn lại kỉ niệm Tây Bắc trong kháng chiến và lòng biết ơn mảnh đất đầu nguồn, nơi nuôi dưỡng cách mạng làm cơ sở, từ đó suy luận về ý nghĩa của Tây Bắc với tư cách là đại diện cho Tổ quốc, cho nhân dân, cho nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Con tàu cũng được suy tưởng như cuộc hành trình về với nhân dân, với Tổ quốc, và cũng là hành trình đi tìm nguồn cảm hứng cho thơ.

3. Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật của khổ thơ đó.

-   Khổ thơ thể hiện niềm vui, hạnh phúc lớn lao khi nhân vật trữ tình gặp lại nhân dân:

Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa

Như đứa trẻ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa

-   Đặc sắc nghệ thuật của đoạn thơ chính là chùm so sánh, liên tưởng hết sức phong phú, độc đáo của tác giả.

4. Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm nhà thơ được thể hiện qua những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân

-    Các hình ảnh con người cụ thể đại diện cho nhân dân Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ:

+ Người anh du kích + Thằng em liên lạc

+ Người “mế" với hình ảnh “ lửa hồng soi tóc bạc".

Đây là những hình ảnh khái quát, tượng trưng cho con người Tây Bắc trong kháng chiến, tuy nhiên đã được tác giả thể hiện bằng những con người, những câu chuyện cụ thể rất sinh động.

-   Tình cảm sâu nặng và lòng biết ơn của nhà thơ đối với nhân dân được thể hiện qua những câu chuyện, những kỉ niệm cụ thể, sâu sắc:

+ Người anh du kích trước đêm tấn công đồn địch còn để lại chiếc áo nâu cho nhân vật trữ tình.

+ Thằng em liên lạc (cách gọi thân mật): "Mười năm tròn! Chưa mất một phong thư"!

+ Người “mế" lửa hồng soi tóc bạc", “năm con đau" (tức hồi con ốm) má thức một mùa dài", khiến cho “trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi".

+ Cách xưng hô trong đoạn thơ thể hiện tình cảm rất thân thiết, sự gắn bó sâu nặng giữa nhân vật trữ tình với nhân dân Tây Bắc: đó là lời tâm tình trực tiếp giữa hai mẹ con, giữa nhân vật trữ tình với một người “mế" tưởng tượng.

5. Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất những chất suy tưởng và triết lí của Chế Lan Viên

-   Những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên: 

“ Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn

"Tây Bắc ơi! Người Mẹ của hồn thơ

Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa

Nay trở về ta lấy lại vàng ta"

6. Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ.

-    Hình ảnh có tính khái quát, màu sắc hiện đại, mang tính triết luận nhưng đậm chất trữ tình.

-   So sánh liên tưởng vừa phong phú vừa sắc sảo, độc đáo.

-   Ngôn ngữ trau chuốt, gọt giũa, mang tính bác học.

-   Giọng điệu, âm hưởng lôi cuốn.

soanbailop6.com

0