Soạn bài: Trao duyên - Truyện Kiều trang 103 SGK Ngữ văn 10
Soạn bài: Trao duyên - Truyện Kiều trang 103 SGK Ngữ văn 10 Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hy sinh quên mình của Kiều vì người yêu. Qua đó đoạn trích cũng thể hiện tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du. ...
Soạn bài: Trao duyên - Truyện Kiều trang 103 SGK Ngữ văn 10
Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hy sinh quên mình của Kiều vì người yêu. Qua đó đoạn trích cũng thể hiện tài năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du.
KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Vị trí đoạn trích
Từ câu 723 đến câu 756; phần hai: Gia biến và Lưu lạc.
"Toàn bộ truyện Kiều là một bi kịch. Đầy là một bi kịch nhỏ trong bi kịch 1 lớn ấy” (Lê Trí Viễn). Quyết định bán mình chuộc cha, trong đêm cuối cùng trước khi đi theo Mã Giám Sinh, Kiều vẫn canh cánh món nợ tình 1 với Kim Trọng: "Nỗi riêng, riêng những bàng hoàng – Dầu chong trắng đĩa, lệ tràn thấm khăn"
Thúy Vân chợt bừng tỉnh giấc, ghé đến ân cần hỏi han. Kiều nảy ra ý định trao duyên, trao lại mối tình đầu dở dang cho em mình để trả nghĩa! chàng Kim. Đoạn thơ này tái hiện lại câu chuyện đặc biệt ấy.
2. Bố cục
- Bố cục: Đoạn trích chia làm 03 đoạn:
+ 12 câu đầu: Kiểu tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân
+ 15 câu tiếp theo: Kiều trao kỉ vật và dặn thêm em
+ 8 câu cuối: Kiều đau đớn ngất đi
3. Chủ đề
Đoạn trích thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hy sinhl quên mình của Kiều vì người yêu. Qua đó đoạn trích cũng thể hiện tàil năng miêu tả nội tâm nhân vật của Nguyễn Du. Nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật, độc thoại nội tâm nhân vật...
- Nội dung chính: Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong Truyện Kiều, biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hi sinh của Thúy Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hi sinh. Đoạn trích không chỉ thể hiện "nổi thông cảm lạ lùng” của Nguyễn Du với số phận con người mà đã thức tỉnh ý thức về tình yêu, hạnh phúc, cá nhân. Đó là tư tưởng nhân đạo cao cả và sâu sắc.
- Đặc sắc nghệ thuật: Đoạn trích được viết "như có máu chảy đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy". Đó là khả năng thấu hiểu và khắc họa tâm lí nhân vật một cách tài tình. Trong đoạn trích Nguyễn Du đã sử dụng thành công lời đối thoại nội tâm, lời độc thoại nội tâm và lời nửa! trực tiếp của nhân vật.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
Câu 1. Anh (chị) có suy nghĩ gì về nhan đề đoạn trích ”Trao duyên“?
- Tên gọi của đoạn trích là do nhà soạn sách đặt tạo một ấn tượng đặc biệt đối với người đọc, gây cho ta nhiều băn khoăn: tại sao lại Trao duyên bời từ xưa đến nay người ta sử dụng sự trao đổi những dạng vật chất có định lượng, trong khi đó tình yêu thường thể hiện tính ích kỉ, là cái riêng không thể chia sẻ của mỗi người...
- Với Kiều, mối duyên của Kim là một định mệnh, đó là một tình yêu đẹp. Vậy mà giờ nàng phải trao nó lại cho Thúy Vân là một nghịch cảnh éo le, một bi kịch đầy nước mắt...
Với nhan đề đó, người soạn sách đã giới thiệu được sự việc chính và tâm trạng của người trong cuộc được thể hiện trong đoạn trích.
Câu 2. Anh (chị) hãy phân tích những bối rối, thẹn thùng, nhưng lại rất khéo léo trong hành động "cậy, lạy, thưa..." của Thúy Kiều khỉ chuẩn bị trao duyên cho em?
- Kiều là mẫu người giàu lòng hi sinh, luôn quên đi nỗi đau riêng của riêng mình để lo cho mọi người. Trao gửi tình đầu là sự đau lòng, nhưng Kiều vẫn nghĩ mình đang đưa phần thiệt thòi cho em, mặc em gánh chịu. "Cậy" là nhờ cậy, tin cậy, chị nhờ cậy, tin cậy em, mong em chịu lời, tự rằng buộc Vân vào trách nhiệm. Đồng thời với người được "Cậy" cũng khó có thể chối từ. Với hành đồng cậy, Kiều không chỉ nghĩ cho Thúy Vân mà cho cả Kim Trọng.
- "Lạy" là hành động Kiểu thực hiện để tạo ra cái không khí thiêng liêng cho cuộc trao duyên, cũng là thể hiện lòng biết ơn khi Kiều hiểu được phần nào sự hi sinh của Vân.
Câu 3. Việc Kiều nhắc đến những kỷ niệm của tình yêu có ý nghĩa gì?
Việc Kim - Kiều hẹn ước Vân không hề biết. Vì vậy mà Kiều phải kể rõ nguồn cơn cho Vân nghe, nàng kể tha thiết không hề giấu diếm. Trong khi kể với Thúy Vân, Kiều tưởng như sống lại với những kỷ niệm tình yêu:
- Cảnh cùng chàng Kim tặng nhau quạt để nhỏ ý ước hẹn trăm năm ("khi ngày quạt ước")
- Cảnh hai người ngồi uống chén rượu thề để nguyện chung thủy ("khi đêm chén thề")
- Những kỉ vật của tình yêu ("Chiếc vành với bức tơ mây')
Đặc biệt là Kiều tưởng nhớ lại sự kiện đêm thề nguyền thiêng liêng:
- Cảnh Kim trọng cho thêm hương vào lò hương ("mảnh hương nguyền", "đốt lò hương ấy").
- Cảnh nàng đàn cho Kim Trọng nghe ("phím đàn", "so tơ phím này") Thúy Kiều nói với Thúy Vân mà như nói với chính mình và nói cùng chàng Kim. Những từ ngữ trên cho thấy trong tâm hồn Kiều, những kỷ niệm tình yêu có sức sống mãnh liệt. Thúy Kiều hy sinh tình yêu, trao duyên cho Thúy Vân nhưng con người lý trí không ngăn được con người tình cảm. Thúy Kiều đã để trái tim mình thuộc về tình yêu, sống với tình yêu. Trong tình yêu, Thúy Kiều là người vô cùng sâu sắc và tinh tế. Tất cả những kỷ niệm về tình yêu được nàng cất giữ cẩn thậnẽ Nàng trao duyên cho Thúy Vân nhưng không thể trao tình. Nàng trao cho Thúy Vân những kỷ vật nhưng không thể trao những kỷ niệm của tình yêu. Bi kịch đó khiến Kiều vô cùng đau đớn.
Câu 4. Hãy tìm những từ ngữ cho thấy Kiều nghĩ đến cái chết. Việc tập trung dày đặc những từ ngữ đó có ý nghĩa gì? (2 - SGK)
Suốt quá trình trao duyên, Kiều luôn nghĩ đến cái chết. Khi thuyết phục em nhận lời trao duyên. Kiều đã lấy cái chết làm lời ủy thác ("Chị dù thịt nát xương mòn/ Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây"). Trao kỉ vật cho Thúy Vân xong, Kiều lại nghĩ đến cái chết. Cả một đoạn thơ dài hiện lên mảnh hồn oan sau khi chết của Thúy Kiều như một nỗi ám ảnh: "Trông ra ngọn cỏ lá cây/ Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”, “hồn", "dạ đài cách mặt khuất lời", "Người thác oan"... Thúy Kiều liên tưởng mảnh hồn oan của mình với hồn ma Đạm Tiên và dự cảm cái chết của mình cũng đầy oan nghiệt. Tiếng nói của Thúy Kiều là tiếng nói thương thân, xót phận của một người con gái tha thiết với tình yêu và không đươc sống trong tình yêu, nguyện thủy chung với mối tình đầu mà đành chấp nhận "đứt gánh tương tư", "trâm gãy gương tan". Kiều nghĩ đến cái chết và cảm thấy đây là cái chết đầy oan nghiệt.
Nếu liên tưởng rộng đến những sáng tác khác của Nguyễn Du như: Văn tế thập loại chúng sinh (Văn chiêu hồn), Phản chiêu hồn, Độc Tiểu Thanh kí... ta sẽ nhận thấy một mô-tip nghệ thuật, gọi hồn, tri âm cùng người đã khuất. Sở đĩ có điều này là vì nhà thơ chịu ảnh hưởng của thuyết "luân hồi" trong đạo Phật. Nhưng sâu sắc hơn là nhà thơ luôn quan tâm đến nỗi "kì oan" (nỗi oan kì lạ) của con người. Con người chết đi mà không được siêu thoát, những mảnh hồn oan còn vật vờ cõi nhân gian. Bằng cách này, nhà nhân đạo chủ nghĩa Nguyễn Du đã vượt qua biên giới của sự sinh hóa, trụ diệt để xót đau cho những kiếp đời bất hạnh, oan ức. Đây là một phương diện độc đáo trong tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du.
Câu 5. Kiều đối thoai với những ai? Phân tích diễn biến tâm trạng của Kiều qua lời đối thoại trong đoạn trích.
Toàn bộ đoạn trích, về l.ình thức là lời Kiều nói với Thúy Vân. Tuy nhiên, nếu lắng nghe thật kĩ ta sẽ thấy nhiều khi Kiều như đang nói với chính mình, có lúc lại nói với Kim Trọng. Việc chuyển đối tượng đối thoại thể niên khả năng nắm bắt một cách tinh tế quy luật diễn biến tâm trạng nhân vật của tác giả. Nếu chỉ đơn thuần là những lời dặn dò Thúy Vân thì cảm xúc của nhân vật không đạt tới cao trào, bi kịch của thân phận và tình yêu không được đẩy tới đỉnh điểm, nhân cách cao đẹp của Kiều không có điều kiện bộc lộ rõ.
Với Thúy Vân
- Với Thúy Vân (hai chữ "cậy" và "chịu" cùng cử chỉ "lạy") Kiều coi việc nhận lời của em là một sự hy sinh và Kiều đã "lạy" sự hi sinh ấy
- Tiếp theo, Thúy Kiều phân tích cho em hiểu về tình cảm hiện tại khiến nàng không còn cách lựa chọn nào khác ("Sóng gió bất ki "hiếu tình' không thể vẹn)
- Rồi Kiều động viên, an ủi em: "Ngày xuân em hãy còn dài"
- Kiều viện đến tình máu mủ ruột rà: "xót tình máu mủ" để làm một cồng việc tình nghĩa sâu nặng: "thay lời nước non".
- Cuối cùng, Thúy Kiều lấy cả cái chết của bản thân ra để ủy thác ("Chi dù thịt nát xương mòn/Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây")
Như vậy, Nguyễn Du đã để cho Kiều nói bằng ngôn ngữ của lí trí còn rất tỉnh táo. Kiều không để Vân có cơ hội từ chối, cứ sau một giây thăm dò Kiều lại viện thêm lí lẽ, lí lẽ nào cũng vừa có tình có lí, trên hết vẫn là tình, cách nói, lời nói, cử chỉ thiết tha, cầu khẩu như vậy khiến Thúy Vân không thể từ chối.
Với chính mình
- Tâm trạng Thúy Kiều phải trải qua những giằng xé mâu thuẫn, đau đớn đặc biệt trong thời khắc trao kỉ vật cho Thúy Vân:
Chiếc vành với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung
Mâu thuẫn nằm trong hai chữ "của chung". Mới đọc tưởng Kiều nói của em với Kim Trọng nhưng lắng nghe từ trong đau khổ của con tim rớm máu sẽ thấy "của chung” có một phần của Kiều, về lí trí Kiều muốn em nên vợ nên chồng, về tình cảm Kiều không thể nói đoạn tuyệt là đoạn tuyệt. Kỉ vật là hiện thân của mối tình vàng đá. Với Thúy Vân nó chỉ là vật đầu đời, cầm kỉ vật là kỉ niệm sống dậy. Nhưng kỉ vật còn đó mà mối tình đành trao, kỉ vật chỉ gợi xót xa, đau khổ mà thôi.
Với Kiểu, mất tình yêu là mất mát quá lớn đốỉ với nàng không eì có thể bù đắp được. Kiều rơi vào bi kịch đau thương tang tóc. Nàng đã nghi đến cái chết. Kiều tự coi mình là kẻ đã chết bởi trao duyên là trao cả trái tim mình thì dù có sống cũng như chết. Nỗi đau trong tâm hồn đến cùns cực, nàng monç với sự trở về (dù là hồn ma) có thể gặp Kim Trọns nhưng cả sự trở về ấy cũng không thể an ủi được khiến nàng càng đau đớn hơn.
Với Kim Trọng
Tám câu cuối của đoạn trích, Kiều quay sang tâm sự với Kim Trọng trong tưởng tượng. Lời tâm sự chứa đầy mâu thuẫn, đối lập giữa khát vọng tình yêu mãnh liệt và hiện thực phũ phàng. Khát vọns là “kể làm sao xiết muôn vàn ái ân" còn hiện thực là "trâm gãy gương tan”, là 'tơ duyên ngắn ngủi”, là "phận bạc như vôi", đau đớn tan nát hiện thực đã trùm iên khát vọng.
Hai câu cuối:
ôi Kim lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Hai dòng thơ là tiếng gọi tuyệt vọng của Kiều đối với Kim Trọng, Kiều ngất đi trong hình bóng bao trùm của chàng Kim.
Câu 6. Nhận xét về mối quan hệ giữa quan hệ tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiều qua đoạn trích
Đoạn trích là những dòng thơ lâm li, đau đớn bậc nhất trong Truyện Kiều biểu hiện bi kịch tình yêu tan vỡ mà thực chất là bi kịch của một số phận bất hạnh, sự hi sinh của Kiều khiến nàng trở nên cao thượng. Nỗi đau đớn xót xa của nàng lại cho thấy cái giá của sự hi sinh. Mối quan hệ giữa tình cảm và lí trí, nhân cách và thân phận của Kiểu đã được Nguyễn Du thể hiện một cách sâu sắc, tinh tế.
Kiều yêu Kim Trọng tha thiết. Nhưng vì chữ "hiếu" nàng buộc phải chọn và nàng đã hi sinh tình yêu. Về lí trí, Kiều nhận thức được tính tất yếu của việc trao duyên cho Thúy Vân, nhưng về tình cảm, nàng yêu với tình yêu sâu sắc, mãnh liệt. Kiều phải thuyết phục bằng mọi cách để Thúy Vân nhận lời; nhưng Kiều vẫn không sao ngăn được nỗi thổn thức, đau đớn, Kiều sẽ thanh thản về lí trí nhưng trái tim thì rớm máu. Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm chính là máu thuẫn giữa các phạm trù đạo đức thời phong kiến với tâm hồn con người. Với Thúy Kiều, cả lí trí và tinh cảm đều sâu nặng, tạo nên nhân cách của nàng. Đó là một nhân cách trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, sâu sắc...