05/02/2018, 10:37

Soạn bài Việt Bắc lớp 12 ngắn gọn - Tố Hữu

Hướng dẫn các bạn soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản. Bác Hồ đi công tác tại chiến khu Việt Bắc Tố Hữu là một cái tên hết sức quen thuộc với mỗi chúng ta. Ông sinh ra ở Thừa- Thiên Huế và tham gia rất nhiều phong trào cách mạng. bên cạnh dó ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản. Bác Hồ đi công tác tại chiến khu Việt Bắc Tố Hữu là một cái tên hết sức quen thuộc với mỗi chúng ta. Ông sinh ra ở Thừa- Thiên Huế và tham gia rất nhiều phong trào cách mạng. bên cạnh dó sự nhiệp thơ ca của ông cũng vô cùng phong phú, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ Việt Bắc để hiểu rõ hơn về phong cách thơ của ông. I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ CỦA TỐ HỮU - Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002), quê ở Thừa - Thiên - Huế, lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học và yêu văn chương. Quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng lớn đến hồn thơ Tố Hữu. - Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm, kết nạp Đảng từ năm 18 tuổi. chính vì thế mà ông hoạt động cách mạng qua nhiều thời kì lịch sử, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. - Năm 1938 (18 tuổi), ông đã trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. - Tháng 4 - 1939 đến tháng 3 - 1942, ông bị thực dân Pháp bắt giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên. - Tháng 3 - 1942, ông vượt ngục, tìm ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động cách mạng - Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế. - Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cho đến năm 1986, ông liên tục giữ các cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (từng là Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Năm 1986, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật. II. CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, CON ĐƯỜNG THƠ Tố Hữu là một trong những lá cờ tiên phong của nền văn học cách mạng Việt Nam. Đối với ông, con đường hoạt động, cách mạng và con đường thơ có sự thống nhất không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ánh một chặng đường cách mạng. 1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946) - Là chặng đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. . - Từ ấy là niềm hân hoan của tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được lí tưởng, tìm thấy lẽ sống. - Phần Xiềng xích được đánh giá cao hơn cả, vì đã thể hiện được sự trưởng thành của người thanh niên cộng sản và bước phát triển mới củ hồn thơ Tố Hữu (ví dụ: Tâm tư trong tù, Nhớ đồng, Trăng trối...). Tác phẩm thể hiện chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi, trẻ trung của một cái “tôi" trữ tình mới ( “tôi" gắn với cộng đồng, dân tộc - khác với cái “tôi" trong Thơ mới). 2. Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954) Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng, mang tính sử thi đậm đà Việt Bắc là bản hùng ca về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp với những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi. Tác phẩm thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư của quần chúng cách mạng, kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước. Tập thơ là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học thời chống Pháp. 3. Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961) Gió lộng phản ánh và ca ngợi cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, có sự kết hợp thể hiện cái “tôi" trữ tình công dân khi khai thác đề tài lớn: xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước tình cảm quốc tế vô sản. 4. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977) - Cả hai tập thơ Ra trận và Việt Nam - Máu và hoa cổ vũ, động viên ngợi cuộc chiến đấu của nhân dân hai miền trong thời kì ác liệt nhất cuộc kháng chiến chống Mĩ. - Các tác phẩm này mang đậm tính chính luận - thời sự, chất sử thi âm hưởng anh hùng ca. 5. Tập thơ Một tiếng dờn (1992) và Ta với ta (1999) - Là những tập thơ được sáng tác sau năm 1975, đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết - tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hành động của bản thân. III. PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất trong phong cách thơ Tố Hữu. Phong cách đó biểu hiện như sau: - Tố Hữu là một thi sĩ - chiến sĩ, thơ là sự thống nhất giữa tuyên truy cách mạng và cảm xúc trữ tình. + Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm, chính trị của bản thân tác giả + Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kì là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ. Ví dụ: Việt Bắc gắn liền với cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp. + Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác dưới sự lãnh đạo của Đảng. - Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành nét phong cách trong thơ Tố Hữu. + Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng hướng về lịch sử, dân tộc chứ không hướng về đời tư, hướng về những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn. + Nhân dân trữ tình luôn đại diện cho phẩm chất của giai cấp, dân tộc thậm chí của lịch sử và thời đại. Ví dụ: Chị Trần Thị Lí trở thành "Người con gái Việt Nam", anh Nguyễn Văn Trỗi là “con người như chân lí sinh ra". Cái “tôi" trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái “tôi" - chiến sĩ, cái “tôi" công dân, sau đó là cái “tôi" nhân danh dân tộc, cách mạng Những con người trong thơ Tố Hữu luôn có vẻ đẹp lí tưởng cách mạng. Đó chính là sự thể hiện cảm hứng lãng mạn - Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào. + Cách xưng hô gần gũi thân mật (bạn đời ơi, đồng bào ơi, em ơi...) với đôi tượng trò chuyện. + Tố Hữu tuyên truyền, vận động cách mạng nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình. Ví dụ: Cuộc chia tay giữa Đảng, Chính phủ với quần chúng cách mạng được thể hiện qua lời đối đáp giữa “mình" và “ta" trong Việt Bắc. + Giọng tâm tình ngọt ngào có nguồn gốc từ “chất Huế" trong hồn thơ Tố Hữu. - Thơ Tố Hữu mang tính đậm đà dân tộc. + Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang đậm nét hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm Việt Nam trong thời đại mới, nối tiếp với truyền thông tinh thần, tình cảm đạo lí của dân tộc. + Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ), ngôn ngữ thơ với lời nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu. Xem thêm: Soạn bài Tiếng hát con tàu lớp 12 ngắn gọn - Chế Lan Viên

Hướng dẫn các bạn soạn bài Việt Bắc của Tố Hữu trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 12 ngắn gọn đơn giản.


Bác Hồ đi công tác tại chiến khu Việt Bắc

Tố Hữu là một cái tên hết sức quen thuộc với mỗi chúng ta. Ông sinh ra ở Thừa- Thiên Huế và tham gia rất nhiều phong trào cách mạng. bên cạnh dó sự nhiệp thơ ca của ông cũng vô cùng phong phú, chúng ta cùng đi tìm hiểu bài thơ Việt Bắc để hiểu rõ hơn về phong cách thơ của ông.

I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ CỦA TỐ HỮU
- Tố Hữu tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành (1920 - 2002), quê ở Thừa - Thiên - Huế, lớn lên trong một gia đình có truyền thống Nho học và yêu văn chương. Quê hương và gia đình đã có ảnh hưởng lớn đến hồn thơ Tố Hữu.
- Tố Hữu giác ngộ cách mạng từ rất sớm, kết nạp Đảng từ năm 18 tuổi. chính vì thế mà ông hoạt động cách mạng qua nhiều thời kì lịch sử, từng giữ nhiều chức vụ quan trọng.
- Năm 1938 (18 tuổi), ông đã trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên dân chủ ở Huế. Được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.
- Tháng 4 - 1939 đến tháng 3 - 1942, ông bị thực dân Pháp bắt giam qua nhiều nhà tù ở miền Trung và Tây Nguyên.
- Tháng 3 - 1942, ông vượt ngục, tìm ra Thanh Hoá, tiếp tục hoạt động cách mạng
- Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông là Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa ở Huế.
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ cho đến năm 1986, ông liên tục giữ các cương vị trọng yếu trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước (từng là Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam. Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng). Năm 1986, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật.

II. CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG, CON ĐƯỜNG THƠ
Tố Hữu là một trong những lá cờ tiên phong của nền văn học cách mạng Việt Nam. Đối với ông, con đường hoạt động, cách mạng và con đường thơ có sự thống nhất không thể tách rời. Mỗi tập thơ của ông là sự phản ánh một chặng đường cách mạng.
1. Tập thơ Từ ấy (1937 - 1946)
- Là chặng đầu tiên tương ứng với 10 năm đầu hoạt động cách mạng của Tố Hữu. Tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. .
- Từ ấy là niềm hân hoan của tâm hồn người thanh niên trẻ tuổi đang “băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời" đã gặp được lí tưởng, tìm thấy lẽ sống.
- Phần Xiềng xích được đánh giá cao hơn cả, vì đã thể hiện được sự trưởng thành của người thanh niên cộng sản và bước phát triển mới củ hồn thơ Tố Hữu (ví dụ: Tâm tư trong tù, Nhớ đồng, Trăng trối...).
Tác phẩm thể hiện chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi, trẻ trung của một cái “tôi" trữ tình mới ( “tôi" gắn với cộng đồng, dân tộc - khác với cái “tôi" trong Thơ mới).
2. Tập thơ Việt Bắc (1947 - 1954)
Đánh dấu bước chuyển của thơ Tố Hữu trong chặng đường này: hướng vào việc thể hiện quần chúng cách mạng, mang tính sử thi đậm đà Việt Bắc là bản hùng ca về cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp với những chặng đường gian lao, anh dũng và thắng lợi. Tác phẩm thể hiện thành công hình ảnh, tâm tư của quần chúng cách mạng, kết tinh những tình cảm lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước.
Tập thơ là một trong những thành tựu xuất sắc của văn học thời chống Pháp.
3. Tập thơ Gió lộng (1955 - 1961)
Gió lộng phản ánh và ca ngợi cuộc sống mới xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, có sự kết hợp thể hiện cái “tôi" trữ tình công dân khi khai thác đề tài lớn: xây dựng chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thống nhất đất nước tình cảm quốc tế vô sản.
4. Tập thơ Ra trận (1962 - 1971) và Máu và hoa (1972 - 1977)
- Cả hai tập thơ Ra trận và Việt Nam - Máu và hoa cổ vũ, động viên ngợi cuộc chiến đấu của nhân dân hai miền trong thời kì ác liệt nhất cuộc kháng chiến chống Mĩ.
- Các tác phẩm này mang đậm tính chính luận - thời sự, chất sử thi âm hưởng anh hùng ca.
5. Tập thơ Một tiếng dờn (1992) và Ta với ta (1999)
- Là những tập thơ được sáng tác sau năm 1975, đánh dấu bước chuyển biến mới trong thơ Tố Hữu, thể hiện những chiêm nghiệm, đúc kết - tác giả về những chặng đường cách mạng của dân tộc và con đường hành động của bản thân.

III. PHONG CÁCH THƠ TỐ HỮU
Thơ Tố Hữu là thơ trữ tình - chính trị. Đây là đặc điểm bao quát nhất trong phong cách thơ Tố Hữu. Phong cách đó biểu hiện như sau:
- Tố Hữu là một thi sĩ - chiến sĩ, thơ là sự thống nhất giữa tuyên truy cách mạng và cảm xúc trữ tình.
+ Thơ Tố Hữu chủ yếu khai thác cảm hứng từ đời sống chính trị của đất nước, từ hoạt động cách mạng và tình cảm, chính trị của bản thân tác giả + Lí tưởng cách mạng là ngọn nguồn mọi cảm hứng nghệ thuật của Tố Hữu. Lí tưởng thực tiễn cách mạng ở mỗi thời kì là đề tài, chủ đề sáng tác của nhà thơ.
Ví dụ: Việt Bắc gắn liền với cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp.

+ Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, nhà thơ lí tưởng cộng sản, quá trình sáng tác dưới sự lãnh đạo của Đảng.
- Khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn trở thành nét phong cách trong thơ Tố Hữu.
+ Thơ Tố Hữu tập trung thể hiện những vấn đề cốt yếu của đời sống cách mạng và vận mệnh dân tộc. Cảm hứng hướng về lịch sử, dân tộc chứ không hướng về đời tư, hướng về những lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn.
+ Nhân dân trữ tình luôn đại diện cho phẩm chất của giai cấp, dân tộc thậm chí của lịch sử và thời đại. Ví dụ: Chị Trần Thị Lí trở thành "Người con gái Việt Nam", anh Nguyễn Văn Trỗi là “con người như chân lí sinh ra". Cái “tôi" trữ tình trong thơ Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái “tôi" - chiến sĩ, cái “tôi" công dân, sau đó là cái “tôi" nhân danh dân tộc, cách mạng Những con người trong thơ Tố Hữu luôn có vẻ đẹp lí tưởng cách mạng. Đó chính là sự thể hiện cảm hứng lãng mạn
- Thơ Tố Hữu có giọng tâm tình ngọt ngào.
+ Cách xưng hô gần gũi thân mật (bạn đời ơi, đồng bào ơi, em ơi...) với đôi tượng trò chuyện.
+ Tố Hữu tuyên truyền, vận động cách mạng nói chuyện chính trị bằng giọng tâm tình. Ví dụ: Cuộc chia tay giữa Đảng, Chính phủ với quần chúng cách mạng được thể hiện qua lời đối đáp giữa “mình" và “ta" trong Việt Bắc.
+ Giọng tâm tình ngọt ngào có nguồn gốc từ “chất Huế" trong hồn thơ Tố Hữu.
- Thơ Tố Hữu mang tính đậm đà dân tộc.
+ Về nội dung: Thơ Tố Hữu mang đậm nét hình ảnh con người Việt Nam và tình cảm Việt Nam trong thời đại mới, nối tiếp với truyền thông tinh thần, tình cảm đạo lí của dân tộc.
+ Về nghệ thuật: Tố Hữu sử dụng thành công các thể thơ thuần dân tộc (thơ lục bát, thơ bảy chữ), ngôn ngữ thơ với lời nói quen thuộc của dân tộc, thơ giàu nhạc điệu.

Xem thêm:
0