24/05/2017, 14:12

Soạn bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

Đề bài: Soạn bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) – Ông là một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần – Quê: làng Phù Ủng – Đường Hào – Hải Dương – Ông đã lập được nhiều chiến công trong lịch sử – Ông sáng tác bài thơ tỏ lòng ...

Đề bài: Soạn bài Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) – Ông là một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần – Quê: làng Phù Ủng – Đường Hào – Hải Dương – Ông đã lập được nhiều chiến công trong lịch sử – Ông sáng tác bài thơ tỏ lòng để thể hiện chí làm trai của mình 2. Tác phẩm a. Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác trước cuộc kháng chiến Nguyên Mông lần ...

Đề bài:
I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320)
–    Ông là một vị tướng tài giỏi thời nhà Trần
–    Quê: làng Phù Ủng – Đường Hào – Hải Dương
–    Ông đã lập được nhiều chiến công trong lịch sử
–    Ông sáng tác bài thơ tỏ lòng để thể hiện chí làm trai của mình

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được sáng tác trước cuộc kháng chiến Nguyên Mông lần thứ 2
b.    Nhan đề: thuật nghĩa là kể lại, hoài là nỗi lòng -> thuật hoài có nghĩa là bày tỏ nỗi lòng mình
c.    Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
d.    Bố cục: 2 phần
–    Phần 1: hai câu đầu: thể hiện khí thế quân và tướng nhà Trần
–    Phần 2: hai câu cuối: thể hiện nỗi lòng của nhà thơ

II.    Phân tích
1.    Khí thế quân và tướng nhà Trần

–    Hoành sóc -> thể hiện tư thế hiên ngang cầm ngang ngọn giáo để trấn an tổ quốc bảo vệ giang sơn
–    ở bản dịch là múa giáo không thể hiện được tư thế hiên ngang ấy
–    “ngọn giáo” là linh hồn của trận chiến, là vũ khí cả tướng và quân
–    Cầm ngang ngọn giáo thể hiện chiều dài ngọn giáo như được đo bằng độ rộng của đất nước, Nó như một cây trấn thủ để góp sức bảo vệ đất nước
–    “kháp kỉ thu” -> đã qua mấy mùa thu
->    Cả câu có ý nghĩa là người quân tử cầm ngang ngọn giáo bảo vệ tổ quốc đã trải qua mấy mùa thu
–    Tam quân: 3 quân
–    “tì hổ khí thôn ngưu” : có thể hiểu là ba quân sức mạnh như hổ có thể nuốt được cả một con trâu lớn cũng có thể hiểu là ba quân khí mạnh át cả sao Ngưu
->    Hai câu thơ thể hiện sức mạnh tinh thần cũng như thể chất tư thế hiên ngang của quân đội nhà Trần, bất cứ một kẻ thù nào dù mạnh đến đâu cũng khó có thể đánh bại được

2.    Nỗi lòng của nhà thơ

–    Thể hiện quan niệm làm nam tử ở trên đời thì phải có công danh sự nghiệp -> đây là một quan niệm của nam nhi thời trung đại
–    Nhà thơ đã góp biết bao công sức trong những trận chiến thế nhưng vẫn còn cảm thấy chưa hoàn thành được công danh sự nghiệp của mình, vẫn còn mang nợ
–    Nghe chuyện Vũ Hầu mà thẹn thùng ngại ngùng vì không bằng
->   Thể hiện sự khiêm nhường trong lòng tác giả

III.    Tổng kết

–    Nội dung: cho ta thấy được khí thế cũng như sức mạnh của quân đội nhà Trần và tấm lòng của Phạm Ngũ Lão khiêm tốn khi nhận mình không bằng Vũ Hầu
–    Nghệ thuật: ngắn gọn, súc tích, hình ảnh thơ hào tráng mang hào khí Đông A

0