24/05/2017, 14:12

Soạn bài nghe chim kêu của Vương Duy

Đề bài: Soạn bài nghe chim kêu của Vương Duy 1. Tác giả – Vương Duy (701 – 761), tự là Ma Cật – Năm 21 tuổi ông đỗ tiến sĩ – Đến khi 30 tuổi vợ mất ông sống yên tĩnh với chức quan nhàn hạ và thường gảy đàn làm thơ – Mỗi khi hết triều ông lại về tụng kinh niệm Phất – Vì ...

Đề bài: Soạn bài nghe chim kêu của Vương Duy 1. Tác giả – Vương Duy (701 – 761), tự là Ma Cật – Năm 21 tuổi ông đỗ tiến sĩ – Đến khi 30 tuổi vợ mất ông sống yên tĩnh với chức quan nhàn hạ và thường gảy đàn làm thơ – Mỗi khi hết triều ông lại về tụng kinh niệm Phất – Vì thế nên người đời gọi ông là thi phật – Sự nghiệp • Ông để lại 400 bài thơ • Thơ ông mang đậm chất thanh tịnh của đạo Phật 2. Phân ...

Đề bài:
1.    Tác giả

–    Vương Duy (701 – 761), tự là Ma Cật
–    Năm 21 tuổi ông đỗ tiến sĩ
–    Đến khi 30 tuổi vợ mất ông sống yên tĩnh với chức quan nhàn hạ và thường gảy đàn làm thơ
–    Mỗi khi hết triều ông lại về tụng kinh niệm Phất
–    Vì thế nên người đời gọi ông là thi phật
–    Sự nghiệp
•    Ông để lại 400 bài thơ
•    Thơ ông mang đậm chất thanh tịnh của đạo Phật

2.    Phân tích tác phẩm

a.    Hai câu thơ đầu: cảnh đêm tĩnh lặng
–    Nhân nhàn quê hoa lạc
   
•    Nhân nhàn là người nhàn nhã, khi ấy nhà thơ đang ở trong trạng thái rất nhan nhã thanh thản  -> đây chính là điều kiện để cho nhà thơ giao cảm với thiên nhiên
•    Hoa quế rơi -> thể hiện sự rơi rụng nhưng cái rơi ấy nhẹ nhàng lắm, phải là người có một tâm hồn thanh tịnh lắm thì nhà thơ mới có thể nghe được cái rơi nhẹ nhàng của hoa quế vào ban đêm
–    Dạ tĩnh xuân sơn không
•    Thời gian vào nửa đêm
•    Xuân sơn là núi
•    Câu có nghĩa là màn đêm yên tĩnh quá, trái đồi như vắng tanh không một bóng người không một âm thanh
->    Hai câu thơ gợi cho ta một cảm giác tĩnh lặng trong lòng. Đây chính là vị thiền trong thơ Vương Duy
b.    Hai câu tiếp:  cảnh tượng đêm khuya càng được thể hiện rõ hơn và tâm tĩnh tại của nhà thơ càng được thể hiện rõ
–    Nguyệt xuất kinh sơn điểu
Thời minh tại giản trung”
–    Hai câu thơ này miêu tả cảnh động trăng lên chim núi đã cất tiếng kêu.
–    Chính cái động như trăng lên hoa rơi chim kêu đã tô đậm cái tĩnh bởi những âm thanh ấy vô cùng nhỏ và khó nghe nhưng nó lại dễ nghe thấy trong cái tĩnh tại của ban đêm hay chính là cái tĩnh trong lòng nhà thơ
–    ở bản dịch đã bỏ đi mất chữ “tĩnh” làm giảm đi sự tĩnh tai trong bài thơ

3.    tổng kết

–    bài thơ mang đậm phong vị nhà phật. Nhà thơ nhàn nhã tĩnh tại tinh tế đến mức nghe được cả tiếng hoa quế rơi rụng và tiếng chim kêu ánh trăng lên. Mọi vật đều như chuyển động một cách tĩnh lặng. Điều đó thể hiện tâm của người cảm nhận cảnh cũng vô cùng tĩnh tại

0