Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên
(Soạn văn lớp 10) – Em hãy soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. (Bài làm của học sinh Vũ Thị Hương). Đề bài: Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. BÀI LÀM I. Tìm hiểu chung 1. ...
(Soạn văn lớp 10) – Em hãy soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. (Bài làm của học sinh Vũ Thị Hương).
Đề bài: Soạn bài Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng.
BÀI LÀM
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời, sự nghiệp:
– Lí Bạch (701- 762), quê ở Cam Túc, lớn lên ở đất Tứ Xuyên.
– Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, được mệnh danh là thi tiên.
– Là người học rộng, biết nhiều, tính tình phóng khoáng, thích ngao du.
– Có nhiều mâu thuẫn trong tư tưởng.
– Sáng tác h¬n 1000 bµi th¬.
b Nội dung thơ: SGK
c. Phong cách thơ :
– Hào phóng bay bổng nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị, thơ Lí Bạch kết hợp cái cao cả và cái đẹp.
2. Bài thơ Hoàng hạc… chi Quảng Lăng
* Hoàn cảnh ra đời :
– Tại lầu Hoàng Hạc nhà thơ Lí Bạch đã tiễn Mạnh Hạo Nhiên – một người bạn thân đi Quảng Lăng và bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đó.
– Mạnh Hạo Nhiên là một nhà thơ tiền bối cựng thời với Lí Bạch (hơn LB 12 tuổi). Đó cũng là một người mà LB rất cảm phục về tài năng, học vấn, nhân cách.
* Thể thơ:
– Nguyên tác: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
– Bản dịch của Ngô Tất Tố truyền được cái thần, cái hồn của bài thơ nguyên tác. Tuy nhiên, vì chuyển sang thể thơ lục bát nên cũng vẫn có một đôi chữ không thể hiện hoàn toàn đúng, làm mờ đi nét nghĩa sâu xa, gợi cảm của tác giả. VD: Cố nhân là bạn cũ ở đây chỉ dịch là bạn.
* Bè côc:
– 2 câu đầu: Cảnh tiễn biệt
– 2 câu sau: Tâm trạng người đưa tiễn
Ii. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hai câu đầu: Cảnh tiễn biệt
– Hai câu đầu mở ra quang cảnh cuộc chia ly, tiễn biệt giữa Lý Bạch và Mạnh Hảo nhiên: ở đây chủ yếu nói đến người ra đi bằng cách tường thuật lại sự việc.
– Địa điểm:
+ Nơi đi: phía tây lầu Hoàng Hạc -> Đẹp, yên ả
+ Nơi đến: Châu Dương. (phía đông) -> Chốn đô hội ồn ào.
– Thời gian: Tháng 3- cuối mùa xuân- mùa hoa khói.
– Không gian: “yên hoa”: khói và sóng trên sông-> Cảnh đẹp mùa xuân.
+ Phương tiện: đi thuyền xuôi dòng Trường Giang.
– Nhận xét:
+ Ngô Tất Tố đã bỏ đi chữ cố nghĩa là cũ. Cố nhân nghĩa là một người bạn cũ, người bạn đã gắn bó thân thiết từ ngày xưa. Với từ cố nhân đã làm cho buổi tiễn đưa thêm quyến luyến thiết tha hơn, thể hiện tình bạn kết nghĩa keo sơn thắm thiết.
+ Chữ bị đánh mất ở đây là chữ “Tây”. Chữ xác định phương hướng xuất phát của Mạnh Hạo Nhiên.
+ Bản dịch còn bỏ mất 2 từ Tam nguyệt
tháng 3, thời điểm cuộc tiễn đưa- mùa xuân. (Là thời gian đẹp trong năm cây cối đã đâm trồi nẩy lộc, đâm hoa kết trái)
=> Hai câu thơ đầu được mệnh danh là danh cú đó vẽ lên bức tranh của cuộc chia li, đó là không gian hữu tỡnh sông nước mênh mông với khúi và súng hũa quện trong một buổi sáng mùa xuân thời Thịnh Đường, là vẻ đẹp tràn trề sức sống của thiên nhiên đồng thời cho ta thấy được tình bạn cao quý của Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên.
2. Hai câu thơ cuối: Tâm trạng người đưa tiễn
– Người ra đi được miêu tả qua hình ảnh:
Cô phàm – Bích không tận
Hữu hạn Vô hạn
Nhỏ bé rộng lớn
->Nghệ thuật: đối lập, ẩn dụ (cánh buồm: người ra đi nhằm gợi cảm giác cô đơn, trống vắng, lẻ loi trong lòng cả người đi lẫn người ở.)
– Điểm nhìn của người đưa tiễn:
Cô phàm -> Viễn ảnh -> Bích không tận
Nhìn rõ Mờ dẫn Mất hút
-> Câu thơ tuy miêu tả người ra đi nhưng lại cho thấy được chân dung của kẻ đưa tiễn, kẻ đưa tiễn trong tâm trạng bâng khuâng lưu luyến tha thiết với người bạn… Trên dòng sông Trường Giang nhiều thuyền bè tấp nập nhưng duy nhất chỉ thấy 1 cánh buồm của bạn – tâm hồn đã định hướng cho đôi mắt và chỉ chú ý vào một điểm nhìn… đó là cái nhìn của tâm tưởng cái nhìn của tâm lí rối bời, của những dự cảm, lo lắng cho chặng đường phía trước của bạn.
– Sau khi cánh buồm của Mạnh Hạo Nhiên khuất hẳn ở chân trời. Ông bàng hoàng, sững sờ trước hiện thực.)
– Nhận xét:
+ Bản dịch đã làm mất đi từ cô phàm => Làm mất đi sự lẻ loi cô đơn của cánh buồm và màu xanh gợi cảm của dòng sông.
=> Hai câu thơ cuối cùng tác giả chỉ gợi mà không tả: con sông như dâng cao lên còn bầu trời như xuống thấp đã che khuất tầm nhìn của thi nhân, chỉ còn lại là khung cảnh trời nước mênh mông còn tri kỉ đã đi rồi nhưng đôi mắt người đưa tiễn vẫn trông theo vời vợi. Qua đó cho thấy một tình bạn đẹp, chân thành, trong sáng và sâu sắc giữa LB và MHN.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
– Bút pháp chấm phá của thơ Đường, đối lập, tả cảnh ngụ tình, lời ít, ý nhiều. Ngụn ngữ giản dị, trong sáng.
2. Nội dung:
– Là bài thơ tiêu biểu mẫu mực viết về chủ đề đưa tiễn và tình bạn, thể hiện tình cảm chân thành sâu nặng của tác Lý Bạch với Mạnh Hạo Nhiên qua đó bộc lộ tâm sự thầm kín của nhà thơ.