Soạn bài Đọc Tiểu Thanh Kí
(Soạn văn lớp 10) – Em hãy soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 10 của Nguyễn Du. (Bài làm của học sinh Đỗ Thị Vân) Đề bài: Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du). BÀI LÀM I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Vài nét về tác phẩm Đọc Tiểu Thanh ...
(Soạn văn lớp 10) – Em hãy soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí lớp 10 của Nguyễn Du. (Bài làm của học sinh Đỗ Thị Vân)
Đề bài: Soạn bài Đọc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du).
BÀI LÀM
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Vài nét về tác phẩm Đọc Tiểu Thanh ký
– Là một trong những bài thơ chữ Hán rất nổi tiếng của Nguyễn Du.
– Đề tài: số phận bất hạnh của những người phụ nữ có tài hoa nhan sắc: Tiểu Thanh.
+ Tiểu Thanh là người con gái tài sắc. Năm 16 tuổi làm vợ lẽ của Phùng Sinh. Vợ cả ghen bắt ở riêng trên một ngọn núi cô sơn. Tiểu Thanh buồn khổ làm nhiều thơ. Nàng lâm bệnh và mất năm 18 tuổi. Tập thơ nàng để lại đã bị người vợ cả đốt. Trước khi chết nàng lấy hai tờ giấy gói mấy vật trang sức gửi tặng một cô gái. Đó là bản thảo thơ còn lại của nàng. Đây là phần dư. (12 bài thơ còn lại)
– HCST: Nguyễn Du sáng tác bài thơ khi đọc xong phần dư của thơ nàng Tiểu Thanh.
2. Văn bản
a. Đọc
b. Giải nghĩa từ khó: SGK
c. Bố cục :
– Có thể chia 6 câu đâù – 2 câu cuối
+ 6 câu đầu : Nguyễn Du thương xót Tiểu Thanh,
+ 2 câu cuối : Tố Như băn khoăn sau này có ai thương khóc mình không
– Có thể chia : Đề – thực – luận – kết.
*Cảm hứng về phụ nữ hồng nhan bạc mệnh:
– Hồng nhan bạc mệnh là đề tài quen thuộc là vấn đề đã được nói đển từ trước (Cung oán ngâm khúc: Oan chi những khách tiêu phòng. Mà xui phận bạc nằm trong má đào).
-> Cung nữ không phải trường hợp phổ biến cho số phận tài sắc.
– Hồng nhan bạc mệnh trong thơ Nguyễn Du: Đạm Tiên, Kiều, Tiểu Thanh.
->lớp người thân phận thấp trong xã hội, có tài năng và sắc đẹp nhưng bất hạnh: chủ nghĩa nhân đạo.
+ Số phận Tiểu Thanh -> nhìn thấy số phận chính mình: tác giả gửi gắm tâm sự: thương cho những người nghệ sĩ trong xã hội phong kiến.
1. Hai câu đề
“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư ”
– Có sự đối lập giữa quá khứ và hiện tại.
+ Xưa : đẹp, tươi tốt, danh lam thắng cảnh
+ Nay : Tàn lụi, hoang dại, buồn vắng, thê lương.
=>Theo thời gian, cảnh vật thay đổi theo hướng suy tàn.
=> Câu thơ là nỗi buồn thương nhân tình thế thái; sự biến đổi của cảnh vật trong dòng chảy thời gian.
– Cuộc đời của Tiểu Thanh cũng bị huỷ hoại, bị tàn phá như cảnh đẹp Tây Hồ, chỉ còn một vài vết tích sót lại.
Nhà thơ nuối tiếc, xót xa cho cảnh đẹp của Tây Hồ nay nhưng thực chất là sự xót xa, tiếc nuối cho Tiểu Thanh- người con gái tài sắc mà bạc mệnh.
=> Một mình thổn thức với phần còn dư lại của tập thơ.
“Thổn thức bên song mảnh giấy tàn”
– Bản dịch thơ đánh mất hai chữ “Độc điếu” ở phần phiên âm. Độc điếu : Một mình cô đơn đọc phần còn sót lại về những sáng tác của Tiểu Thanh.
=> Từ hệ thống ngôn từ này mà giữa nhà thơ và người đã khuất xuất hiện sự đồng điệu tri âm. Hai tâm hồn tuyệt vọng gặp nhau để tạo nên nỗi đau nhân thế
2. Hai câu thực :
– “Son phấn” là h/a ẩn dụ chỉ người phụ nữ có nhan sắc – tức chỉ Tiểu Thanh.
Hận: Nỗi oán hận của Tiểu Thanh từ lúc còn sống đến khi chết, hận chồng, hận bà vợ cả tàn bạo ghen tuông phũ phàng khiến nàng phải chết trong buồn khổ, bệnh tật. Nàng hận trời cao đất dày không tỏ nỗi oan của nàng ?
– “ Văn chương” – chỉ tài năng của Tiểu Thanh, văn chương không có số mệnh, không có tội tình gì mà cũng bị đốt dở.
=> Son phấn và văn chương là quốc sắc và thiên tài, là hai vẻ đẹp của con người. Nguyễn Du khóc cho Tiểu Thanh là khóc cho một con người có hai vẻ đẹp ấy. Từ đó Nguyễn Du trách móc người đã hành hạ Tiểu Thanh và chế độ phong kiến đã không biết trân trọng người có sắc và có tài.
=> Tiểu Thanh là người con gái có số phận bất hạnh. Nàng có tài năng và nhan sắc nhưng không được hưởng một cuộc sống hạnh phúc. Thậm chí những gì nàng để lại cũng bị huỷ diệt đến cùng.
3. Hai câu luận
“Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi”
– Nỗi hờn kim cổ là nỗi hận từ xưa đến nay, mối hận của người xưa và người nay.
– “Nỗi hờn kim cổ” là hận về một sự vô lý, hễ người đẹp, người tài hoa đều không gặp may, bị vùi dập “tài hoa bạc mệnh”
– Đó là sự bế tắc của thời đại, không tìm được lối thoát( Huy Cận: Một câu hỏi lớn không lời đáp)
( câu 6 là lời giải đáp cho nỗi oan của Tiểu Thanh, Thuý Kiều, Đạm Tiên và của chính ông: cái án phong lưu mà người ta mang lại…)
=>Từ suy ngẫm về số phận nàng Tiểu Thanh tác giả mở rộng liên tưởng đến số phận chung, ông xem đó là câu hỏi lớn chưa có lời đáp =>Sự bế tắc trước cuộc đời. Từ quy luật nghiệt ngã này, nhà thơ nghĩ về cuộc đời mình: Ta như kẻ cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc nỗi oan lạ vì nết phong nhã. Nguyễn Du đã có sự đồng cảm với Tiểu Thanh đến mức tri âm.
– Nhà thơ đồng cảm sâu sắc với Tiểu Thanh. Thái độ ấy cũng chính là cách nhà thơ bày tỏ sự chia sẻ, cảm thông và trân trọng của mình đối với những tài tử, những quốc sắc thiên hương trong xã hội.
4. Hai câu kết:
– Ba trăm năm lẻ là tính từ khi Tiểu Thanh chết đến lúc Nguyễn Du biết và khóc cho Tiểu Thanh.
– Nhưngnhà thơ trăn trở không biết người đời sau có ai khóc mình như mình khóc Tiểu Thanh không?.
– “Khóc” ở đây là đồng cảm, chia sẻ, tri âm Nguyễn Du cũng mong muốn mình được may mắn như Tiểu Thanh, hơn 300 năm sau cũng có được người đồng cảm, và biết đến Nguyễn Du và khóc cho Nguyễn Du.
– Không chờ đến 300 năm sau mà đến những năm 60 của thế kỷ XX đã có những tiếng nói tri âm với Nguyễn Du là Tố Hữu và Chế Lan Viên. Và đối với chúng ta trân trọng tấm lòng của Nguyễn Du. Nguyễn Du sẽ sống mãi trong lòng người Việt ta.
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung:
– Bài thơ không chỉ là niềm cảm thông sâu sắc của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh nói riêng và thân phận những con người tài sắc mà bất hạnh nói chung mà còn là tâm sự sâu kín của bản thân Nguyễn Du.
– Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo. Tâm hồn nhà thơ đặc biệt nhậy cảm với cuộc đời, số phận oan nghiệt của những người tài sắc.
– Nhà thơ là người giàu tình cảm yêu thương trân trọng tài năng , phẩm giá của con người.
– Thương người và thương mình. Ta thấy bên cạnh một Nguyên Du nhân ái bao la, còn có một Nguyễn Du cô đơn, nhiều tâm sự trước thời thế.
– Thơ văn Nguyễn Du giàu chất nhân văn.
2. Giá trị nghệ thuật:
– Ngôn ngữ cô đọng đa nghĩa giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm cao
– Kết cấu bài thơ chặt chẽ.