Soạn bài Sông núi nước Nam lớp 7 ngắn gọn - Lý Thường Kiệt
Hướng dẫn các bạn soạn bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản. Sông núi nước Nam có sức lan tỏa, giáo dục cho các thế hệ trẻ ngày nay phải biết giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc Là bản tuyên ngôn độc lập của Đại Việt nước ta, Sông núi ...
Hướng dẫn các bạn soạn bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản. Sông núi nước Nam có sức lan tỏa, giáo dục cho các thế hệ trẻ ngày nay phải biết giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc Là bản tuyên ngôn độc lập của Đại Việt nước ta, Sông núi nước Nam được biết đến là bản tuyên ngôn hào hùng, khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, lời của bản tuyên ngôn còn giống như một lời răn đe, cảnh báo những kẻ thù nhăm nhe nhóm ngó Đại Việt. Và trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần. Trả lời: Dựa vào bài Sông núi nước Nam, chúng ta có thể nhận biết được thể thơ thất ngôn tứ tuyệt như sau: - 4 câu - Mỗi câu 7 tiếng - Vần ở cuối câu Câu 2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì? Trả lời: Tuyên ngôn độc lập giống như lời tuyên bố chủ quyền, tự do của một đất nước, không phải chịu xâm lược, tay sai cho bất kỳ kẻ thù nào. Nội dung trong Tuyên ngôn độc “Nam Quốc Sơn Hà” gồm: - Nước Nam là của người Nam, có người đứng đầu. - Bất kỳ kẻ thù nào có ý định đánh chiếm nước Nam đều sẽ phải nhận lấy thất bại. Câu 3: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bô cục và cách biểu ý đó? Trả lời: Nội dung biểu ý trong bài thơ này có bố cục chặt chẽ, sắc bén và hợp lý: - Hai câu thơ đầu: Nước Nam thuộc chủ quyền của dân Nam, được trời định sẵn. - Hai câu sau: Không kẻ thù nào có thể xâm phạm, nếu làm trái sẽ nhận kết cục thất bại. Câu 4: Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó? Trả lời: Bài thơ Sông núi nước Nam không chỉ có biểu ý, mà bên cạnh đó nó cũng mang tính biểu cảm. Tác giả đã không thể hiện biểu cảm đó ra bên ngoài mà mượn ý thơ (thầm kín) để khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam, song cũng không quên cảnh báo kẻ thù xâm lược sẽ nhận lấy thất bại nếu có ý đồ lấn chiếm. Câu 5: Trả lời: Sông núi nước Nam thực sư là một bài thơ truyền cảm hứng, nó thể hiện được ý chí quyết tâm, tinh thần bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Các bạn có thể nhận thấy rõ điều này qua những cụm từ vô cùng sắc bén: “tiệt nhiẽn”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”. Xem thêm: Soạn bài Từ Hán Việt (tiếp theo) lớp 7 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản.Sông núi nước Nam có sức lan tỏa, giáo dục cho các thế hệ trẻ ngày nay phải biết giữ gìn, bảo vệ độc lập dân tộc
Là bản tuyên ngôn độc lập của Đại Việt nước ta, Sông núi nước Nam được biết đến là bản tuyên ngôn hào hùng, khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc. Bên cạnh đó, lời của bản tuyên ngôn còn giống như một lời răn đe, cảnh báo những kẻ thù nhăm nhe nhóm ngó Đại Việt. Và trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Sông núi nước Nam của Lý Thường Kiệt một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ở chú thích để nhận dạng thể thơ của bài Sông núi nước Nam về số câu, số chữ trong câu, cách hiệp vần.
Trả lời:
Dựa vào bài Sông núi nước Nam, chúng ta có thể nhận biết được thể thơ thất ngôn tứ tuyệt như sau:
- 4 câu
- Mỗi câu 7 tiếng
- Vần ở cuối câu
Câu 2: Sông núi nước Nam được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta viết bằng thơ. Vậy thế nào là một tuyên ngôn độc lập? Nội dung tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?
Trả lời:
Tuyên ngôn độc lập giống như lời tuyên bố chủ quyền, tự do của một đất nước, không phải chịu xâm lược, tay sai cho bất kỳ kẻ thù nào.
Nội dung trong Tuyên ngôn độc “Nam Quốc Sơn Hà” gồm:
- Nước Nam là của người Nam, có người đứng đầu.
- Bất kỳ kẻ thù nào có ý định đánh chiếm nước Nam đều sẽ phải nhận lấy thất bại.
Câu 3: Sông núi nước Nam là một bài thơ thiên về sự biểu ý (bày tỏ ý kiến). Vậy nội dung biểu ý đó được thể hiện theo một bố cục như thế nào? Hãy nhận xét về bô cục và cách biểu ý đó?
Trả lời:
Nội dung biểu ý trong bài thơ này có bố cục chặt chẽ, sắc bén và hợp lý:
- Hai câu thơ đầu: Nước Nam thuộc chủ quyền của dân Nam, được trời định sẵn.
- Hai câu sau: Không kẻ thù nào có thể xâm phạm, nếu làm trái sẽ nhận kết cục thất bại.
Câu 4: Ngoài biểu ý, Sông núi nước Nam có biểu cảm (bày tỏ cảm xúc) không? Nếu có thì thuộc trạng thái nào? (lộ rõ, ẩn kín). Hãy giải thích tại sao em chọn trạng thái đó?
Trả lời:
Bài thơ Sông núi nước Nam không chỉ có biểu ý, mà bên cạnh đó nó cũng mang tính biểu cảm. Tác giả đã không thể hiện biểu cảm đó ra bên ngoài mà mượn ý thơ (thầm kín) để khẳng định chủ quyền độc lập của nước Nam, song cũng không quên cảnh báo kẻ thù xâm lược sẽ nhận lấy thất bại nếu có ý đồ lấn chiếm.
Câu 5:
Trả lời:
Sông núi nước Nam thực sư là một bài thơ truyền cảm hứng, nó thể hiện được ý chí quyết tâm, tinh thần bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Các bạn có thể nhận thấy rõ điều này qua những cụm từ vô cùng sắc bén: “tiệt nhiẽn”, “định phận tại thiên thư”, “hành khan thủ bại hư”.
Xem thêm: