05/02/2018, 09:44

Soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm lớp 7 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Để hiểu rõ được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng về đặc điểm của văn biểu cảm và đồng thời nắm được những nguyên tắc cơ bản về văn biểu cảm, trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn ...

Hướng dẫn các bạn soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Để hiểu rõ được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng về đặc điểm của văn biểu cảm và đồng thời nắm được những nguyên tắc cơ bản về văn biểu cảm, trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm một cách ngắn gọn nhất. I. KIẾN THỨC CƠ BẢN. 1. Ví dụ: Đọc bài văn Tấm gương và trả lời các câu hỏi sau: a) Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm gì? b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào? c) Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần Mở bài và Kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần Thân bài đã nêu những ý gì? Những ý đó đã liên quan đến chủ đề như thế nào? d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn? Trả lời: a) Bài Văn Tấm gương biểu đạt tình cảm về tính trung thực, lên tiếng phản ánh gay gắt những tật xấu: nói dối, nính hót, độc ác. b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã vô cùng tinh tế và khôn ngoan khi sử dụng tấm gương, vì tấm gương có khả năng phản chiếu, tương đồng với mọi thứ ở xung quanh chúng ta. c) Bố cục bài văn bao gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Trong đó:Mở bài: (từ đầu … sinh ra nó) Thân bài: (tiếp theo … hổ thẹn) Kết bài (đoạn còn lại) Trong khi Mở bài và Kêt bài có nét giống nhau về ý khi đều nói đến phẩm chất của tấm gương, còn phần Thân bài đã làm nổi bật được những đặc tính mà tấm gương mang lại. d) Tác giả đã thể hiện được tình cảm và việc đánh giá vô cùng khách quan, chân thực, rõ ràng. Nhờ đó càng làm tăng sự thuyết phục của bài văn đối với người đọc, nâng cao giá trị của bài văn hơn. 2. Đọc và trả lời câu hỏi Thông qua đoạn văn, chúng ta có thể cảm nhận được sự đau khổ khi đứa con phải chịu cảnh xa mẹ, không những vậy còn bị hắt hủi, và nỗi niềm mong được mẹ đón về => Biểu cảm trực tiếp. Xem thêm: Soạn bài Đề văn biểu cảm và cách làm bài văn biểu cảm lớp 7 ngắn gọn

Hướng dẫn các bạn soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

Để hiểu rõ được mục đích, yêu cầu và tầm quan trọng về đặc điểm của văn biểu cảm và đồng thời nắm được những nguyên tắc cơ bản về văn biểu cảm, trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Đặc điểm của văn biểu cảm một cách ngắn gọn nhất.

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN.
1. Ví dụ: Đọc bài văn Tấm gương và trả lời các câu hỏi sau:
a) Bài văn Tấm gương biểu đạt tình cảm gì?
b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã làm như thế nào?
c) Bố cục bài văn gồm mấy phần? Phần Mở bài và Kết bài có quan hệ với nhau như thế nào? Phần Thân bài đã nêu những ý gì? Những ý đó đã liên quan đến chủ đề như thế nào?
d) Tình cảm và sự đánh giá của tác giả trong bài có rõ ràng, chân thực không? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với giá trị của bài văn?

Trả lời:
a) Bài Văn Tấm gương biểu đạt tình cảm về tính trung thực, lên tiếng phản ánh gay gắt những tật xấu: nói dối, nính hót, độc ác.
b) Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả bài văn đã vô cùng tinh tế và khôn ngoan khi sử dụng tấm gương, vì tấm gương có khả năng phản chiếu, tương đồng với mọi thứ ở xung quanh chúng ta.
c) Bố cục bài văn bao gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
Trong đó:
  • Mở bài: (từ đầu … sinh ra nó)
  • Thân bài: (tiếp theo … hổ thẹn)
  • Kết bài (đoạn còn lại)
Trong khi Mở bài và Kêt bài có nét giống nhau về ý khi đều nói đến phẩm chất của tấm gương, còn phần Thân bài đã làm nổi bật được những đặc tính mà tấm gương mang lại.
d) Tác giả đã thể hiện được tình cảm và việc đánh giá vô cùng khách quan, chân thực, rõ ràng. Nhờ đó càng làm tăng sự thuyết phục của bài văn đối với người đọc, nâng cao giá trị của bài văn hơn.

2. Đọc và trả lời câu hỏi
Thông qua đoạn văn, chúng ta có thể cảm nhận được sự đau khổ khi đứa con phải chịu cảnh xa mẹ, không những vậy còn bị hắt hủi, và nỗi niềm mong được mẹ đón về => Biểu cảm trực tiếp.

Xem thêm:
0