Soạn bài Quê hương của Tế Hanh
Soan bai Que huong – Đề bài: Soạn bài Quê hương của Tế Hanh. 1. * Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi: Không gian: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Thời tiết đẹp và thuận lợi cho người làng chài căng buồm ra khơi. Cảnh vật yên bình, thơ mộng càng làm tăng thêm nỗi nhớ của nhà thơ đối với quê ...
Soan bai Que huong – Đề bài: Soạn bài Quê hương của Tế Hanh. 1. * Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi: Không gian: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Thời tiết đẹp và thuận lợi cho người làng chài căng buồm ra khơi. Cảnh vật yên bình, thơ mộng càng làm tăng thêm nỗi nhớ của nhà thơ đối với quê hương Con người: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”: chỉ những thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và dày dặn kinh nghiệm, sự dũng cảm cầm lái trên những con ...
– Đề bài: Soạn bài Quê hương của Tế Hanh.
1. * Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:
Không gian: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng. Thời tiết đẹp và thuận lợi cho người làng chài căng buồm ra khơi. Cảnh vật yên bình, thơ mộng càng làm tăng thêm nỗi nhớ của nhà thơ đối với quê hương
Con người: “Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá”: chỉ những thanh niên khỏe mạnh, cường tráng và dày dặn kinh nghiệm, sự dũng cảm cầm lái trên những con thuyền to lớn ra khơi chống chọi với sóng gió, hiểm nguy
Hình ảnh con thuyền được tác giả miêu tả khá chi tiết:
“Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Bằng những danh từ: “con tuấn mã”, “mảnh hồn làng”, “thân trắng” đẹp và sinh động; các động từ mạnh: “hăng”, “phăng”, “giương”, “rướn” chỉ sự ra khởi đầy mạnh mẽ và sức sống của những con thuyền to lớn và chắc chắn, thể hiện một cuộc sống náo nhiệt, nhộn nhịp, con người tràn đầy niềm vui, hăm hở.
=> Qua 6 câu thơ trên , ta hình dung ra được cảnh ra khơi đầy tươi vui, nhộn nhịp và con người ở làng chài đầy sức sống và nhiệt huyết trong buổi sớm mai đẹp trời. Bức tranh thiên nhiên được Tế Hanh vẽ lên với sự hòa quyện giữa thiên nhiên với con người thật đẹp, sinh động và giản dị.
* Cảnh đón thuyền cá về bến: “Ngày hôm sau ồn ào trên bến đỗ/ Khắp dân làng tấp nập đón ghe về” cảnh thuyền cập bến đầy “ồn ào”, “tấp nập” sau một ngày chinh chiến đầy sóng gió ngoài biển khơi, chiều trở về với đầy sự hân hoan, chào đón của “khắp dân làng”.
“Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng”.
Thời tiết thuận lợi giúp cho chuyến hành trình ra khơi thuận buồm xuôi gió, chính bởi vậy mà thành quả thu được là “cá đầy ghe”, “cá tươi ngon thân bạc trắng” làm mát lòng người chài lưới
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Khắp thân hình nồng thở vị xa xăm”.
Sau một ngày ra khơi đầy vất vả, những thanh niên cường tráng với “làn da ngăm rám nắng”- một nét đặc trưng của nhưng con người ở vùng chài lưới lại được trở về với gia đình, với bến đỗ, quanh đâu đó còn mang theo cả vị mặn của muối, sự ồn ào của sóng biển “nồng thở vị xa xăm”
“Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”.
Cũng như con người, hình ảnh con thuyền được nhân hóa “im bến mỏi trở về nằm” sau một ngày lao động chèo chống với sóng gió, thác lũ, con thuyền lại được cập bến nằm nghỉ, mang theo cả chất muối biển ngoài xa “thấm dần trong thớ vỏ”
Với sự kết hợp giữa các biện pháp tu từ nhân hóa, những hình ảnh sinh động đã tạo nên một khung cảnh cập bến vào lúc chiều hoàng hôn trên làng chài đầy niềm vui, tiếng cười. Qua đó, cũng là sư phản ảnh của tác giả về cuộc sống bình yên, no ấm, tràn ngập tiếng cười của làng chài.
2. “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”
Hai câu thơ có sử dụng nghệ thuật so sánh và nhân hóa: “như mảnh hồn làng”. Cách so sánh ví von rất hay và độc đáo với hình ảnh đẹp “mảnh hồn làng”. Cánh thuyền to lớn ôm trọn cả mảnh hồn lành như vòng tay của người mẹ che chở cho đàn con và đó cũng thể hiện cho hình ảnh con thuyền là phương tiện gắn liền với cuộc sống sinh hoạt, đem lại nguồn kinh tế cũng như thực phẩm cho dân chài lưới. Biện pháp nhân hóa hình ảnh con thuyền “rướn thân trắng”, lấy hết sức lực xô đẩy những đợt sóng để ra khơi. Câu thơ như nói lên cái “hồn”, cái chân thật trong hình ảnh con thuyền- giản dị, gần gũi với người dân chài lưới.
“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Khắp thân hình nồng thở vị xa xăm”
Những chàng trai khỏe mạnh, cường tráng với làn da “ngăm rám nắng’ bởi nắng biển, muối biển, gió biển, nước biển… và bới đó là nét đặc trưng của những người dân làng chài, những người gắn cuộc đời mình với công việc đánh bắt cá. Bằng cách tả thực, nhà thơ đã vẽ nên chân dung về con người chài lưới thật đẹp, chân thực và giản dị. Hai câu thơ không chỉ đơn thuần là tả mà nó còn là sự cảm nhận của nhà thơ bằng cả một tâm hồn, một sự gắn kết đối với quê hương.
3. Bằng sự miêu tả chi tiết, cụ thể, với cách nhìn khách quan, nhà thơ đã nhẹ nhàng và khéo léo gửi gắm tình yêu quê hương sâu sắc của mình vào những câu, từ, những dòng thơ đầy nhiệt huyết:
“Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc thuyền vôi
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!”
Dù đi đâu về đâu, “màu nước xanh”, “cá bạc”, “chiếc thuyền vôi”, “mùi nồng mặn” luôn hằn sâu trong trí nhớ của tác giả- những hình ảnh thật đẹp, gần gũi và giản dị về một miền quê bình yên và thơ mộng. Qua đó, ta thấy được tình yêu quê hương, sự gắn bó sâu sắc với quê hương của Tế Hanh.
4. Đặc sắc nghệ thuật:
• Các biện pháp tư từ so sánh, nhân hóa
• Hình ảnh thơ đẹp, sinh động
• Ngôn ngữ giản dị, gần gũi với đời sống thường nhật
• Sự kết hợp tài tình giữa miêu tả và biểu cảm đã tạo nên bức tranh thiên và con người sinh động và giàu chất lãng mạn.