Soạn bài Qua đèo Ngang lớp 7 ngắn gọn - Bà Huyện Thanh Quan
Hướng dẫn các bạn soạn bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Cảnh tượng đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan mượn để nói lên nỗi buồn sâu thẳm trong lòng mình Bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848) có tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một ...
Hướng dẫn các bạn soạn bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản Cảnh tượng đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan mượn để nói lên nỗi buồn sâu thẳm trong lòng mình Bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848) có tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một trong những nữ thơ sĩ của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn cận đại. Tác phẩm có thể nói là gắn liền với tên tuổi của bà cho đến ngày nay mà nhiều người vẫn được biết đến là Qua đèo Ngang. Bà đã sử dụng những vần thơ và mượn hình ảnh thiên nhiên, con người khi ngang qua đèo Ngang để nói lên được những tâm tư, nỗi buồn cô đơn trong lòng mình. Và trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Qua đèo Ngang một cách ngắn gọn nhất. Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu về thể that ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6. Trả lời: Qua bài Qua Đèo Ngang, chúng ta có thể nhận biết được đặc điểm về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật như sau: Số câu: 8 Số chữ trong câu: 7 Các gieo vần: vần ở chữ cuối của các câu: 1, 2, 4, 6 và 8. Phép đối giữa các câu như sau: Câu 3 – 4, câu 5 – 6. Câu 2: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả? Trả lời: “Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” => thời điểm của Đèo Ngang lúc này vào lúc buổi chiều xế tà. Vào thời điểm xế tà, giống như sắp sửa kết thúc một ngày, thường mang đến cảm giác buồn buồn, cô đơn. Và ở đây tác giả dường như đang tự diễn tả tâm trạng một mình cô đơn khi đặt chân tới Đèo Ngang. Câu 3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì? Trả lời: Những chi tiết mà tác giả đã miêu tả khi tới Đèo Ngang rất nhiều: cỏ cây, hoa lá, nhà ở, vài chú tiều phu, tiếng chim, … Bên cạnh đó, để làm cho người đọc dễ hình dung được cảnh vật Đèo Ngang lúc đấy, tác giả còn mượn các từ láy tượng thanh, tượng hình như: lom khom, lác đác. Câu 4: Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan. Trả lời: Bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh tượng đèo Ngang như một bức tranh dù có hoa lá, cây cỏ và cả những con người, tuy nhiên dường như nơi đây rất hoang sơ, thưa thớt, vắng vẻ => tác giả muốn nói đến nỗi buồn cô đơn trong lòng mình. Câu 5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào? Trả lời: Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang qua 2 hình thức: Mượn cảnh nói tình: những hình ảnh tiếng chim cuốc, tiếng chim đa đa, hay sự hoang vắng, thưa thớt để nói lên nỗi buồn của chính mình. Trực tiếp tả tình: Câu kết “Một mảnh tình riêng ta với ta” => tác giả muốn “nhấn mạnh” tâm trạng và nỗi buồn cô đơn của mình. Câu 6: Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp. Trả lời: Giữa một quang cảnh rộng lớn, bao la, hoang vắng của đèo Ngang mà Bà Huyện Thanh Quan phải nói lên: “Một mảnh tình riêng ta với ta” => chủ ý tác giả muốn diễn tả tâm trạng, nỗi buồn cô đơn của mình lớn dường nào và cũng không có ai để sẻ chia cùng. Xem thêm: Soạn bài Luyện tập cách làm văn biểu cảm lớp 7 ngắn gọn
Hướng dẫn các bạn soạn bài Qua đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giảnCảnh tượng đèo Ngang được Bà Huyện Thanh Quan mượn để nói lên nỗi buồn sâu thẳm trong lòng mình
Bà Huyện Thanh Quan (1805 – 1848) có tên thật là Nguyễn Thị Hinh, là một trong những nữ thơ sĩ của nền văn học Việt Nam trong giai đoạn cận đại. Tác phẩm có thể nói là gắn liền với tên tuổi của bà cho đến ngày nay mà nhiều người vẫn được biết đến là Qua đèo Ngang. Bà đã sử dụng những vần thơ và mượn hình ảnh thiên nhiên, con người khi ngang qua đèo Ngang để nói lên được những tâm tư, nỗi buồn cô đơn trong lòng mình. Và trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Qua đèo Ngang một cách ngắn gọn nhất.
Câu 1: Căn cứ vào lời giới thiệu về thể that ngôn bát cú Đường luật ở chú thích, em hãy nhận dạng thể thơ của bài Qua Đèo Ngang về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần, phép đối giữa câu 3, câu 4, câu 5 với câu 6.
Trả lời:
Qua bài Qua Đèo Ngang, chúng ta có thể nhận biết được đặc điểm về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật như sau:
Số câu: 8
Số chữ trong câu: 7
Các gieo vần: vần ở chữ cuối của các câu: 1, 2, 4, 6 và 8.
Phép đối giữa các câu như sau: Câu 3 – 4, câu 5 – 6.
Câu 2: Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả ở thời điểm nào trong ngày? Thời điểm đó có lợi thế gì trong việc bộc lộ tâm trạng của tác giả?
Trả lời:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà” => thời điểm của Đèo Ngang lúc này vào lúc buổi chiều xế tà.
Vào thời điểm xế tà, giống như sắp sửa kết thúc một ngày, thường mang đến cảm giác buồn buồn, cô đơn. Và ở đây tác giả dường như đang tự diễn tả tâm trạng một mình cô đơn khi đặt chân tới Đèo Ngang.
Câu 3: Cảnh Đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết gì?
Trả lời:
Những chi tiết mà tác giả đã miêu tả khi tới Đèo Ngang rất nhiều: cỏ cây, hoa lá, nhà ở, vài chú tiều phu, tiếng chim, …
Bên cạnh đó, để làm cho người đọc dễ hình dung được cảnh vật Đèo Ngang lúc đấy, tác giả còn mượn các từ láy tượng thanh, tượng hình như: lom khom, lác đác.
Câu 4: Hãy nhận xét về cảnh tượng đèo Ngang qua sự miêu tả của Bà Huyện Thanh Quan.
Trả lời:
Bà Huyện Thanh Quan đã miêu tả cảnh tượng đèo Ngang như một bức tranh dù có hoa lá, cây cỏ và cả những con người, tuy nhiên dường như nơi đây rất hoang sơ, thưa thớt, vắng vẻ => tác giả muốn nói đến nỗi buồn cô đơn trong lòng mình.
Câu 5: Hãy hình dung tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua Đèo Ngang. Tâm trạng đó được thể hiện qua hai hình thức: mượn cảnh nói tình và trực tiếp tả tình như thế nào?
Trả lời:
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi qua đèo Ngang qua 2 hình thức:
Mượn cảnh nói tình: những hình ảnh tiếng chim cuốc, tiếng chim đa đa, hay sự hoang vắng, thưa thớt để nói lên nỗi buồn của chính mình.
Trực tiếp tả tình: Câu kết “Một mảnh tình riêng ta với ta” => tác giả muốn “nhấn mạnh” tâm trạng và nỗi buồn cô đơn của mình.
Câu 6: Nói đến mảnh tình riêng giữa cảnh: trời, non, nước bao la ở Đèo Ngang thì có gì khác với cách nói một mảnh tình riêng trong một không gian chật hẹp.
Trả lời:
Giữa một quang cảnh rộng lớn, bao la, hoang vắng của đèo Ngang mà Bà Huyện Thanh Quan phải nói lên: “Một mảnh tình riêng ta với ta” => chủ ý tác giả muốn diễn tả tâm trạng, nỗi buồn cô đơn của mình lớn dường nào và cũng không có ai để sẻ chia cùng.
Xem thêm: