28/05/2017, 00:22

Soạn bài Cầu Long Biên của Thúy Lan

Soạn bài Cầu Long Biên của Thúy Lan. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Thúy Lan là một nhà báo sinh ra tại Hà Nội. – Bà đã có những bài báo sắc sảo, lối viết sắc sảo. 2. Tác phẩm. – Thể loại: là loại văn bản nhật dụng – văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống của ...

Soạn bài Cầu Long Biên của Thúy Lan. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Thúy Lan là một nhà báo sinh ra tại Hà Nội. – Bà đã có những bài báo sắc sảo, lối viết sắc sảo. 2. Tác phẩm. – Thể loại: là loại văn bản nhật dụng – văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống của con người và cộng đồng người xã hội hiện đại – Bố cục: 3 phần. • Phần 1: từ đầu đến thủ đô Hà Nội: giới thiệu về cây ...

.

I.    Tìm hiểu chung.
1.    Tác giả.

–    Thúy Lan là một nhà báo sinh ra tại Hà Nội.
–    Bà đã có những bài báo sắc sảo, lối viết sắc sảo.


2.    Tác phẩm.
–    Thể loại: là loại văn bản nhật dụng – văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với đời sống của con người và cộng đồng người xã hội hiện đại
–    Bố cục: 3 phần.
•    Phần 1: từ đầu đến thủ đô Hà Nội: giới thiệu về cây cầu Long Biên.
•    Phần 2: tiếp đến dẻo dai vững chắc: Câu Long Biên chứng nhân lịch sử những đau thương mất mát và anh dũng của nhân dân ta.
•    Phần 3: còn lại: cầu Long Biên hiện tại và cảm nghĩ của tác giả về cây cầu.


II.    Tìm hiểu chi tiết.
1.    Giới thiệu về cây cầu Long Biên.

–    Cầu long Biên được xây dựng vắt qua dòng sông Hồng mênh mông sóng nước.
–    Thời gian: xây dựng từ 1898 – 1902.
–    Người thiết kế: kiến trúc sư người Pháp có tên là Ep- phen.


->    Qua những giới thiệu ban đầu về cầu Long Biên ta biết được những thông tin về cây cầu. Cây cầu Long biên được xây dựng trong thời kì Pháp xâm lược nước ta và cho đến tận ngày nay nó vẫn đứng sừng sững trên sông Hồng. Biết bao nhiêu phương tiện giao thông đi lại trên cây cầu đó. Chính vì khoảng thời gian quá dài cho nên nó được coi như là một chứng nhân lịch sử đã chứng kiến hết biết bao nhiêu khó khăn lẫn chiến thắng của nhân dân Việt Nam.


2.    Cây cầu chứng nhân lịch sử.
–    Câu Long Biên được xây dựng thời kì Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam. Khi đó cầu có tên gọi là Đu me.
–    Dài 2290, nặng 27000 tấn.
–    Nó được xây dựng bằng cả mồ hôi và nước mắt của nhân dân ta.
–    Đến khi cách mạng tháng Tám thành công thì cầu được đổi tên thành cầu Long Biên.
–    Và từ đó cầu Long Biên chứng kiến lịch sử của dân tộc ta nhất là thắng lợi năm 1954 cầu long Biên trở thành nhân chứng cuộc sống lao động hòa bình của nhân dân ta.

soan bai cau long bien chung nhan lich su

–    Từng góc nhỏ của cây cầu đều gắn với những kỉ niệm, ở góc chân cầu gợi nhắc kỉ niệm về mùa đông năm 1946 hình ảnh các chiến sĩ trung đoàn thủ đô bí mật rút qua sông Hồng.
–    Cũng ở trên chính cây cầu ấy năm 1954 quân Pháp đi trên con cầu ấy rút quân về nước.
–    Rồi đến kháng chiến chống Mỹ cây cầu ấy cũng đứng hiên ngang cùng nhân dân ta chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của chúng.
–    Nó chứng kiến cả những đau thương và anh dũng của dân tộc Việt Nam.
•    Những năm chống Pháp thì nó chứng kiến những đau thương mà nhân dân ta phải trải qua cũng như những lần chiến đấu anh dũng vượt sông Hồng.
•    Những năm chống Mỹ nó bị đế quốc bắn phá nhằm phá hủy cây cầu nó chứng kiến cảnh nhân dân ta chống lại sứ phá hoại ấy.
–    Không những thế cây cầu còn chứng kiến những ngày lũ về. Nó chống trọi với bão lũ và còn đến tận ngày nay -> dẻo dai.
->    Có thể nói cây cầu ấy đã trở thành nhân chứng lịch sử của dân tộc ta từ cuộc sống chiến đấu gian khổ đến những cuộc sống sinh hoạt đời thường những ngày mưa bão, Nó vẫn đứng ở đó làm chứng nhân cho đến tận ngày nay.
 
3.    Cầu Long Biên trong xã hội hiện đại.
 
–    Cầu Long Biên trở thành nhân chứng cho tình yêu của tất cả mọi người dành cho đất nước mình.
–    Nó cũng là nhịp cầu của tình hòa bình hữu nghị.
->    Thế mới biết cây cầu không chỉ đơn giản là để đi mà nó còn gắn với biết bao nhiêu kỉ niệm để khi nhớ về nó thành những kí ức không bao giờ quên.
 
III.    Tổng kết.
 
–    Với lời văn mềm mại sâu sắc nhà báo đã mang đến cho chúng ta những cái nhìn khái quát nhất về cây cầu Long Biên mà ngày nay đã trở nên cổ kính. Cuộc đời của cây cầu gắn liền với cuộc đời của đất nước Việt Nam. Nó được xây dựng vất vả đổi bằng xương máu của đồng bào ta để rồi cùng đồng bào ta trải qua biết bao nhiêu chặng đường của lịch sử. Những người anh em đồng chí thì đã mãi mãi ra đi nhưng chúng ta vẫn còn may khi cây cầu lại trở thành nhân chứng lịch sử còn mãi tới tận ngày nay.
0