28/05/2017, 00:22

Soạn bài Mưa của Trần Đăng Khoa lớp 6

Soạn bài Mưa của Trần Đăng Khoa văn học lớp 6 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 – Quê ở Nam Sách Hải Dương – Ông là nhà thơ dành cho thiếu nhi – Bản thân sáng tác từ hồi còn rất nhỏ – bài thơ nổi tiếng của ông như hạt gạo làng ta đã được phổ ...

Soạn bài Mưa của Trần Đăng Khoa văn học lớp 6 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Trần Đăng Khoa sinh năm 1958 – Quê ở Nam Sách Hải Dương – Ông là nhà thơ dành cho thiếu nhi – Bản thân sáng tác từ hồi còn rất nhỏ – bài thơ nổi tiếng của ông như hạt gạo làng ta đã được phổ nhạc, còn nhiều bài thơ khác nữa, mưa là một tác phẩm tiêu biểu trong số đó. 2. Tác phẩm – Thể thơ: tự do – ...

Soạn bài Mưa của Trần Đăng Khoa văn học lớp 6


I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Trần Đăng Khoa sinh năm 1958
–    Quê ở Nam Sách Hải Dương
–    Ông là nhà thơ dành cho thiếu nhi
–    Bản thân sáng tác từ hồi còn rất nhỏ
–    bài thơ nổi tiếng của ông như hạt gạo làng ta đã được phổ nhạc, còn nhiều bài thơ khác nữa, mưa là một tác phẩm tiêu biểu trong số đó.


2.    Tác phẩm
–    Thể thơ: tự do
–    Được viết vào năm 1967
–    Bố cục: 3 phần:
•    Phần 1: từ đầu đến nhảy múa: cảnh sắp mưa
•    Phần 2: tiếp đến hả hê: cảnh trong mưa
•    Phần 3: còn lại: người trong mưa


II.    Phân tích
1.    Cảnh sắp mưa

–    Điệp từ sắp mưa như nhấn mạnh vào sự thích thú của một đứa trẻ thơ khi ó một hiện tượng gì đó và ở đây là hiện tượng trời sắp mưa
–    Sau đó là hàng loạt các con vật cùng hiện thân ra báo hiệu trời sắp mưa
–    Đầu tiên là mối, mối trẻ thì bay cao mối già thi bay thấp, gà con thì ríu rít tìm chỗ trốn, ông trời được nhân hóa mặc áo giáp đen
–    Những cây mía đung đưa như đang múa gươm, kiến thì hành quân, lá khô thì bị gió thổi bụi lên, cỏ gà lay lay như đang rung tai, hàng bưởi đu đưa bế đứa con trọc lóc, chớp đến, sấm cười, cây dửa vươn lá như đang sải tay bơi,ngọn mùng tơi thì như đang nhảy múa.

->    Cảnh tượng làng quê Bắc bộ trước trận mưa rào được nhà thơ cảm nhận vô cùng sinh đông, nó không một vẻ đáng sợ của sấm chớp của bầu trời đen ngập mà nó mang một vẻ sinh động và đáng yêu. Tất cả những sự vật hiện tượng đều được nhân hóa trở giống như con người trở nên đáng yêu hơn bao giờ hết.

soan-bai-mu-tran-dang-khoa


2.    Cảnh trong mưa
–    Lại hai từ mưa được nhắc lên nhấn mạnh hiện tượng trời đã mưa
–    Âm thanh: ù ù như xay lúa, rồi lộp bộp
–    Rơi rơi đất trời mù trắng nước -> mưa xối xả
–    Mưa chéo sân, chó sủa, cóc nhảy chồm chồm, cây lá thì như được tắm mát hả hê thích thú
->    Cảnh trời mưa là một trận mưa rào có âm thanh có sự vật, nhà thơ đang cảm nhận bằng rất nhiều giác quan


3.    Người trong mưa
–    Hình ảnh thiên nhiên kết thúc thì là hình ảnh của con người xuất hiện
–    Đó là hình ảnh người bố, người nông dân Bắc Bộ đội sấm đội chớp đội cả trời mưa đi về
->    Hinh ảnh thân thuộc thân quen, gần gũi mà thấy cay sống mũi về những vất vả của cha mẹ


III.    Tổng kết
–    Thể thơ tự do câu ngắn kết hợp với những điệp từ, nhân hóa, chất liệu hiện thực phong phú, cảm nhận tinh tế đa dạng đã mang đến cho chúng ta đặc biệt là các bạn thiếu nhi một cảnh tượng sinh động trời mưa  nơi Bắc Bộ Việt Nam

0