Soạn bài Nói Với Con của Y Phương
(Soạn văn) – Anh (Chị) hãy trong sách văn học lớp 9. ( Bài soạn của cô Nguyễn Kim Lan). Đề bài: Soạn bài thơ Nói với con của Y Phương BÀI LÀM A, Đọc và chép theo trí nhớ bài thơ Nói với con Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ ...
(Soạn văn) – Anh (Chị) hãy trong sách văn học lớp 9. ( Bài soạn của cô Nguyễn Kim Lan).
Đề bài: Soạn bài thơ Nói với con của Y Phương
BÀI LÀM
A, Đọc và chép theo trí nhớ bài thơ Nói với con
Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng
Cha mẹ mãi nhớ về ngày cưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.
Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập ghềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con
Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làm phong tục
Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con.
B, Kiến thức cơ bản
1, Tác giả
– Y Phương sinh năm 1948 người dân tộc Tày, quê ở huyện Trùng Khánh tỉnh Cao Bằng.
– Y Phương là chủ tịch hội nghệ thuật văn học tỉnh Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của con người miền núi.
2, Tác phẩm
a, Hoàn cảnh sáng tác
Bài thơ được sáng tác năm 1980, lúc đó đất nước ta đã thống nhất nhưng còn gặp rất nhiều khó khăn thử thách, nhiều cán bộ công chức với đồng lương ít ỏi đã tha hóa biến chất, một số bộ phận cán bộ miền Nam giới chế độ cũ đã vượt biên để tìm cuộc sống tốt đẹp hơn.
b, Khái quát nội dung và nghệ thuật.
* Nội dung: Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù và sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc mình. Bài thơ giúp ta hiểu thêm về sức sống và vẻ đẹp tâm hồn của dân tộc miền núi, gợi nhắc tình cảm gắn bó với truyền thống quê hương và ý chí vươn lên trong cuộc sống.
* Nghệ thuật: Giọng điệu thiết tha, trìu mến, thể hiện qua lời tâm sự của cha với con, của thế hệ trước với thế hệ sau.
– Thể thơ tự do làm cho cảm xúc cụ thể rõ ràng nhịp điệu lúc nhẹ nhàng bay bổng, khi khúc triết rành rọt, lúc mạnh mẽ âm vang thể hiện lời khuyên của cha đã thấm sâu vào con.
– Ngôn ngữ cụ thể mà giàu khái quát bao hàm nhiều ý nghĩa hình ảnh thơ độc đáo.