21/02/2018, 08:15

Soạn bài Hầu Trời của Tản Đà

() – Anh (Chị) hãy trong sách văn học lớp 11. ( Bài soạn của học sinh giỏi tỉnh Bắc Giang). Soạn bài Hầu Trời BÀI LÀM I, Tìm hiểu khái quát. 1, Tác giả Tản Đà – Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu. – Bút danh: Là người con núi Tản ...

() – Anh (Chị) hãy trong sách văn học lớp 11. ( Bài soạn của học sinh giỏi tỉnh Bắc Giang).

Soạn bài Hầu Trời

BÀI LÀM

I, Tìm hiểu khái quát.

1, Tác giả Tản Đà

– Tên khai sinh: Nguyễn Khắc Hiếu.

– Bút danh: Là người con núi Tản sông Đà.

– Thi sĩ mang đầy đủ tính chất con người hai thế kỉ, xét về cả cuộc đời, nối sống và sự nghiệp.

– Ông là gạch nối giữa văn học trung đại và hiện đại.

2, Tác phẩm

– In trong tập " Còn chơi" 1921.

– Nằm trong chuỗi cảm hứng nói về cảnh trời.

– Thể thơ: Thất ngôn trường thiên.

– Loại: Tự sự chữ tình.

– Bố cục: 4 phần.

soan-bai-hau-troi-cua-tan-dasoan-bai-hau-troi-cua-tan-da

II, Đọc hiểu chi tiết

1, Khổ đầu

– Tác giả kể truyện giấc mơ lên tiên: Là ảo, không có thật.

– Điệp từ: Thập. Khẳng định ảo tưởng là có thật.

– Cảm xúc: Bàng hoàng, sung sướng.

-> Mở đầu rất lạ, có duyên, gây tò mò tạo sự hấp dẫn: Chuyện hư, mà có thật.

2, 6 khổ thơ tiếp: Lí do lên trời ( Thiên môn)

– Hoàn cảnh: Nửa đêm canh ba nằm buồn một mình, đun nước uống, ngâm văn, chơi trăng, đi dạo một mình.

– Tiếng ngâm vang leen trời khiến trời mất ngủ. Sai hai cô tiên xuống đón Tản Đà lên trời.

– Bằng cách: Không cánh mà bay.

– Cảnh trời: Cửa son đỏ chói, oai rực rỡ.

=> Cách kể truyện bình dị, cụ thể, câu truyện được dẫn dắt tự nhiên.

3, 12 Khổ thơ tiếp:

a, Tác giả đọc văn cho trời và chư tiên nghe.

+ Đọc hết văn vần sang văn xuôi.

+ Hết văn thuyết lí lại văn chơi.

– Hai khối tình văn lí thuyết.

– Hai khối tình con là văn chơi.

Sự nghiệp văn thơ phong phú đồ sộ, tài năng nhiều mặt.

– Cách đọc: Đắc ý, càng tốt hơn, ran cung mây.

-> Nhiệt tình đắc ý về cái tài của mình.

-> Ý thức khẳng định tài năng thiên phú bản thân"-> Cái ngông đặc biệt của tác giả.

– Thái độ trời và chư tiên: Lấy làm hay, bật cười, khen văn giàu lắm lối, văn thật tuyệt, trên trần chắc có ít.

– Chư tiên lè lưỡi khen văn hay: Hằng Nga chức Nữ chau đôi mày… Chư Tiên dặn băn văn.

=> Khen ngợi, xúc động, hàm mơ.

* Nhận xét: Tản Đà đã thể hiện ý thức rất cao về tài và tâm. Cũng là biểu hiện cái ngông bản thân.

b, Lời bộc bạch, tâm sự của thi nhân.

– Trời hỏi: Xưng tên, quê quán một cách tự hào, cụ thể, ý thức tự tôn dân tộc rất cao.

– Trời xét sổ: Có tên Nguyễn Khắc Hiếu bị đày vì tội ngông. Trời sai làm việc thiên lương.

– Trời lí giải: Sai Tản Đà làm việc thiên lương.

-> Tản Đà tự nhận là trích tiên, là người của trời.

-> Xác định thiên chức của người nghệ sĩ là đánh thức, khơi dậy, một thiên lương, hướng thiên của con người.

– Tản Đà trần tình với trời.

+ Cuộc đời người nghệ sĩ trong xã hội thực dân phong kiến, làm không đủ ăn lại bị o ép nhiều chiều ( Hiện thực cuộc đời các nhà văn đầu thế kỉ XX)

+ Quan niệm về nghề văn: Tản Đà coi văn chương là nghề kiếm sống, có kẻ bán người mua, có thị trường tiêu thụ.

– Nghề văn đòi hỏi yêu cầu cao, phải chuyên tâm với nghề, có vốn sống phong phú, đa dạng về loại thể.

=> Tản Đà là người tự ý thức về khả năng của mình, khao khát khẳng định mình giữa cuộc đời, mạnh dạn tự biểu hiện cái tôi cá nhân, phóng túng, " ngông".

4, Tổng kết

Nghệ thuật:

– Thể thơ thất ngôn trường thiên khá tự do.

– Giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ giản dị.

0