Soạn bài Vội Vàng của Xuân Diệu lớp 11
() – Anh (Chị) hãy . ( Bài soạn văn của cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh trường THPT Nguyễn Trãi). Đề bài: Soạn bài Vội vàng của Xuân diệu BÀI SOẠN I, Đọc hiểu khái quát 1, Tác giả: Xuân Diệu (1916 – 1985) * Cuộc đời – Là một ...
() – Anh (Chị) hãy . ( Bài soạn văn của cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh trường THPT Nguyễn Trãi).
Đề bài: Soạn bài Vội vàng của Xuân diệu
BÀI SOẠN
I, Đọc hiểu khái quát
1, Tác giả: Xuân Diệu
(1916 – 1985)
* Cuộc đời
– Là một nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn, có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ.
– Sự nghiệp phong phú, đồ sộ.
– Là nhà thơ mới nhất trong những nhà thơ mới.
2, Tác phẩm
– Xuất xứ: In trong tập thơ thơ.
– Bố cục: 4 phần.
II, Đọc hiểu chi tiết
1, 4 Câu đầu
– Ước muốn: Tắt nắng, buộc gió => ước muốn kì lạ, trái qui luật tự nhiên.
– Mục đích: Cho màu đừng nhạt, hương đừng bay, níu giữ màu sắc, mùi hương tự nhiên => Mục đích mãnh liệt.
– Cách thể hiện:
+ Điệp từ " tôi muốn", "cho", "đừng".
+ Điệp cấu trúc câu: Câu thơ ngắn, nhịp nhanh.
=> Thể hiện khát vọng mãnh liệt.
=> Cái tôi được bộc lộ trực tiếp, tự tin.
2, Đoạn 2
– Cảnh sắc thiên nhiên:
+ Hình ảnh: Ong bướm, đồng nội, hoa lá, yến anh, cành tơ -> Hình ảnh bình dị, quen thuộc nhưng lại phong phú, đẹp đẽ, trẻ trung, tươi non.
+ Màu sắc: Xanh rì hoa lá đồng nội, ánh sáng.
+ Âm thanh chuyển động: Cành tơ phơ phất.
+ Cảnh sắc thiên nhiên được nhà thơ hình dung cảm nhận trong mối quan hệ tình yêu và người yêu: Tuần thang mật, khúc tình si.
=> Cảnh thật của cuộc sống là thiên nhiên thật, quen thuộc hằng ngày nhưng đã trở thành thiên đường trên mặt đất.
– Nghệ thuật:
+ Điệp từ " của" được đặt trước danh từ chỉ " vật" khiến câu thơ mới lạ, hơi " Tây" so với thơ ca truyền thống.
+ Điệp từ này đây: Dồn dập như mời gọi, miêu tả sự bất tận của thiên nhiên.
+ Câu thơ 8 tiếng, nhịp nhanh, miêu tả cảnh vật cuộc sống.
+ Nhân hóa: Ánh sáng, chớp hàng mi, thần vui gõ cửa.
+ So sánh kết hợp chuyển đổi cảm giác: Cặp môi gần.
=> Khiến câu thơ trở lên táo bạo, bất ngờ đầy gợi cảm.
– Tâm trạng: Tôi sung sướng, ngất ngây vì phát hiện ra vẻ đẹp của cuộc sống và say sưa ca ngợi nó, một con người có tình yêu thiên nhiên tha thiết.
+ " Vội vàng" muốn sống, hết mình, muốn quí trọng giây phút cuộc đời để tận hưởng những gì đẹp nhất của trần gian.
+ Câu thơ bị ngắt ra làm hai câu, thể hiện tâm trạng đầy mâu thuẫn nhưng thống nhất -> Hình ảnh chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây.
=> Kết luận: Tác giả miêu tả mùa xuân tươi đẹp qua con mắt trẻ chung, yêu đời.
+ Quan niệm tác giả: Thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người, giữa tươi trẻ và tình yêu.
3, Đoạn 3
* Quan niệm thời gian truyền thống: Thời gian có tính chất tuần hoàn theo chu kì, luân hội. Thời gian chảy trôi khi êm đềm lặng lẽ hoặc như ánh phù phân khi vô hình, khi hữu hình vĩnh viễn.
* Với Xuân Diệu: Thời gian đang tới nghĩa là đang qua.
-> Thời gian là một dòng chảy tuyến tính, chỉ đi, không trở lại.
-> Quan niệm xuất phát từ cái nhìn vận động và biện chứng của khoa học về vũ trụ và thời gian.
+ Với cách điệp từ nghĩa là tạo câu định nghĩa, câu giải thích để tìm ra bản chất qui luật tự nhiên và cuộc sống khẳng định tính chất chân lí của vấn đề.
– Quan niệm tuổi trẻ và tình yêu:
+ Tuổi trẻ gắn liền mùa xuân, mùa của tình yêu, mùa xuân là mùa đẹp nhất trong năm.
+ Tươi trẻ là tuổi đẹp nhất của đời người.
+ Thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân của đời người: Trôi qua rất nhanh, một đi không trở lại, nó rất ngắn ngủi, hạn hẹp.
=> Tâm trạng: Bâng khuâng, nuối tiếc.
– Cảm nhận về cuộc sống.
+ Năm tháng nhuốm vị chia phôi.
+ Sông núi than thầm.
+ Gió hờn, chia li.
+ Chim: Đất tiếng, sợ phi tàn.
=> Nỗi buồn sự chia li, phai tàn héo, úa -> Bi kịch của cuộc sống.
– Nghệ thuật:
+ Kết cấu lập luận: Nói làm chi…, chẳng, nếu…nên…Kết hợp điệp từ phải chăng nối kết ý thơ, lí lẽ mang tính biện minh như tranh luận, rãi bày.
+ Giọng thơ: Nuối tiếc, ngậm ngùi, đau khổ.
+ Chuyển đổi cảm giác từ mùi tháng năm và trừu tượng hóa cảm giác vị chia phôi khiến câu thơ nhuốm tâm trạng.
– Quan niệm về lẽ sống vội vàng:
+ Cuộc sống trần gian đẹp như thiên đường.
+ Đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu.
+ Trong khi thời gian, tuổi trẻ, mùa xuân đời người trôi qua rất nhanh một đi không trở lại.
+ Chỉ còn cách sống vội: Tận hưởng từ giây phút cảm động của tuổi trẻ, không cần ngày mai nối tiếc trong những ngày đã qua.
4, Đoạn 4
– Mở đầu: Ta muốn ôm.
– Hình thức: Câu ngắn nhất, câu khẳng định.
– Được tách ra khỏi dòng thơ, như một lời khẳng định, tuyên bố, về ước muốn về chân lí sống của nhà thơ.
+ Đại từ "ta" trở thành cái tôi, hòa chung trong cái ta có tính chất phổ quát.
– Ước muốn:
+ Ôm riết, muốn say, muốn thâu: Sự sống, mây đưa, cánh bướm tình yêu, non nước.
-> Sống trọn với thiên nhiên, cuộc sống.
-> Ước muốn trân thành.
– Nghệ thuật:
+ Điệp từ ta muốn thể hiện khát khao, cuồng nhiệt.
+ Điệp từ "và, cho" thể hiện cảm xúc ào ạt, dâng trào.
+ Điệp từ: ôm, riết, say, thâu, hôn thể hiện tình cảm mãnh liệt, say đắm.
+ Từ chỉ mức độ: Chếnh choáng, đã đầy, no nê thể hiện sự cuồng nhiệt, ào ạt, không mức độ.
+ Hỡi xuân hồng ta muốn cắn.
=> Câu thơ mới lạ, sáng tạo, thú vị.
=> Khổ thơ thứ 4 là lời tuyên ngôn về quan niệm sống, là phần nêu cách sống thực hành, vội vàng là chạy đua với thời gian, sống mạnh mẽ, đầy đủ với từng giây phút cuộc đời.
Hãy sống say mê, mãnh liệt, hãy quí trọng từng giây phút cuộc đời và tuổi trẻ.