21/02/2018, 08:15

Bình giảng 8 cầu đầu bài thơ Việt Bắc

() – Anh (Chị) hãy của nhà thơ Tố Hữu (Bài làm của học sinh lớp 12A3 – Trường THPT Vĩnh Chân – Hạ Hòa – Phú Thọ). Đề bài: Anh (Chị) hãy bình giảng 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu (Sách giáo khoa Ngữ văn 12) BÀI LÀM Việt Bắc là đỉnh cao của nhà thơ Tố Hữu và ...

() – Anh (Chị) hãy của nhà thơ Tố Hữu (Bài làm của học sinh lớp 12A3 – Trường THPT Vĩnh Chân – Hạ Hòa – Phú Thọ).

Đề bài: Anh (Chị) hãy bình giảng 8 câu đầu bài thơ Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu (Sách giáo khoa Ngữ văn 12)

BÀI LÀM

      Việt Bắc là đỉnh cao của nhà thơ Tố Hữu và cũng là thi phẩm xuất sắc của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Bài thơ là khúc tình ca, khúc anh hùng ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến mà cội nguồn sâu xa là tình yêu quê hương đất nước, là niềm tự hào về sức mạnh của nhân dân, là đạo lý thủy chung, uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam. 

binh-giang-8-cau-dau-bai-tho-viet-bacbinh-giang-8-cau-dau-bai-tho-viet-bac

Và một trong những đoạn thơ xúc động nhất trong bài thơ Việt Bắc là đoạn mở đầu, tái hiện lại giai đoạn lịch sử gian khổ vẻ vang của cách mạng và kháng chiến ở chiến khu Việt Bắc đã trở thành kỉ niệm sâu nặng của những người kháng chiến.

Đoạn thơ mở đầu là tâm trạng xúc động bâng khuâng của kẻ ở người đi, của những con người từng sống và gắn bó suốt mười lăm năm với bao nhiêu nghĩa tình chia sẻ cay đắng ngọt bùi trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ. Nhà thơ đã khéo léo thể hiện nghĩa tình ấy bằng hình thức hỏi đáp ta – mình, mình – ta trong ca dao truyền thống của dân tộc, tưởng chừng rất riêng của tình yêu đôi lứa nhưng đó lại là tình cảm lớn lao của đồng chí, đồng bào, của tình yêu đất nước. Đây cũng là thủ pháp nghệ thuật độc đáo, tài hoa góp phần tạo nên sự thống nhất và cân đối cho chủ thể trữ tình.

Mở đầu đoạn thơ là lời của người ở lại hỏi người ra đi đầy bâng khuâng lưu luyến. Người ở lại gợi nhắc cho người ra đi bao kỷ niệm gắn bó suốt mười lăm năm biết bao gian khó hy sinh mà thiết tha mặn nồng. Và càng tế nhị và sâu sắc khi người ra đi chỉ biết cầm tay nghẹn ngào không nói nên lời.

Lòng người đi xiết bao bâng khuâng, bồn chồn khi nghe tiếng ai tha thiết, bịn rịn. Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng diễn tả thần tình của một thoáng ngập ngừng của tình cảm kẻ ở người đi, tạo ra một khoảng lặng cho chuỗi câu hỏi tiếp theo được vang lên tha thiết hơn.

binh-giang-8-cau-dau-bai-tho-viet-bac-1binh-giang-8-cau-dau-bai-tho-viet-bac-1

Ta – mình, mình – ta quấn quýt, hòa quyện với nhau, ta với mình là một lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh, gắn bó thủy chung với Việt Bắc. Sao có thể quên cái nôi cội nguồn của cách mạng. Cái để tạo nên chất thơ ở đây chính là nhạc điệu và cách sử dụng từ vựng tiếng Việt của nhà thơ. Cách ngắt nhịp cung làm cho những hoài niệm cùng cảm xúc trở nên ngân nga, réo rắt, trầm bổng và thấm sâu vào hồn người đọc.

Tố Hữu đã khai thác rất đắt chữ “mình” trong tiếng Việt, mình là bản thân ta nhưng cũng lại là người khác. Ngay cả trong xưng hô giữa vợ chồng hay bạn bè thì đó cũng là cách thể hiện tình cảm gần gũi, gắn bó, yêu thương; ta mình, mình ta là người ở lại, là người ra đi, nó vừa thống nhất, vừa biến hóa, đa thanh, đa nghĩa, rất thú vị và tinh tế.

8 câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc chính là khúc hát ân tình của người ra đi với người ở lại, là tình cảm sâu nặng, thắm thiết của những người kháng chiến không quên nghĩa tình thủy chung, không quên cội nguồn của chiến thắng, đó chính là đạo lý tốt đẹp của dân tộc ta. Đoạn thơ mang đậm phong cách trữ tình – chính trị, nói về vấn đề lớn của dân tộc nhưng được nhà thơ Tố Hữ diễn tả bằng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nghĩa tình để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí người đọc.

Nhà thơ Tố Hữu đã tái hiện lại một thời kì cách mạng và kháng chiến gia khổ mà hòa hùng của dân tộc, nghĩa tình thắm thiết của người kháng chiến đối với đất và người Việt Bắc, qua đó ông đã nâng lên thành tình cảm mới của thời đại, đó chính là ân tình cách mạng, một cội nguồn của sức mạnh quan trọng tạo nên thắng lợi của cách mạng và kháng chiến.




0