04/06/2017, 22:53
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Tự do
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Tự do của tác giả Pôn Ê-luy-a. • Vài nét về tác giả Pôn Ê-luy-a (1895 - 1952), nhà thơ Pháp, sinh ở Xanh Đơ-ni, một thị trấn nhỏ ở phía Bắc Pa-ri. Trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ông bị động viên vào lính và bị thương. Năm 1919, ông tham gia trào lưu siêu thực ...
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Tự do của tác giả Pôn Ê-luy-a.
• Vài nét về tác giả
Pôn Ê-luy-a (1895 - 1952), nhà thơ Pháp, sinh ở Xanh Đơ-ni, một thị trấn nhỏ ở phía Bắc Pa-ri. Trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ông bị động viên vào lính và bị thương. Năm 1919, ông tham gia trào lưu siêu thực nhưng dần dần ông nhận thức được rằng nghệ thuật không thể tách rời mà phải tham gia bảo vệ cuộc sống.
Các sáng tác thơ của ông trong thời kì này mang nội dung chống chiến tranh đế quốc và giàu tính nhân đạo. Với hơn sáu mươi thi phẩm, ông đã tạo ra một hình thức thơ mới mẻ, giàu chất trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn. Thơ ông không chú trọng xây dựng các hình ảnh như thơ truyền thống mà hàm chứa suy luận trữ tình triết lí, và ít nhiều vẫn còn dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực. (Xem chú thích về trào lưu siêu thực trong SGK, tr.161).
• Gợi ý tìm hiểu tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Bài thơ Tự do của Pôn Ê-luy-a ra đời trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược, in trong tập Thơ ca và chân lí, 1942 và được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp. Bài thơ gồm 21 khổ thơ, không kể dòng cuối cùng chỉ là chữ TỰ DO (được viết hoa). Văn bản trong SGK là bản dịch của Phùng Văn Tửu, có lược bớt một số khổ thơ rải rác ở giữa bài, chỉ còn 12 khổ thơ.
2. Chủ đề bài thơ
Như nhan đề “Tự do”, chủ đề bài thơ cũng chính là tự do. Người đọc dễ dàng nhận ra chủ đề này nhờ cảm hứng “tự do” đã tuôn chảy ào ạt, nồng nhiệt và thiết tha trong tác phẩm xuyên suốt 21 khổ thơ để kết thúc bằng hai chữ TỰ DO ở cuối bài thơ.
3. Đặc sắc nghệ thuật
Cảm hứng “tự do” tuôn chảy ào ạt, nồng nhiệt trong bài thơ nhờ hai thủ pháp nghệ thuật:
- Điệp cấu trúc các khổ thơ bằng câu kết thúc “Tôi viết tên em” -» và tên em chính là Tự Do.
- Điệp từ “trên” được lặp lại nhiều lần ở các khổ thơ theo kiểu “xoáy tròn” (Trên... trên...), tất cả 60 lần, tạo cảm giác ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc... “tôi đều viết tên em”, đều có Tự DO, đều khao khát và hành động cho TỰ DO.
Có thể khái quát mạch cảm xúc của bài thơ được phát triển như sau:
4. Tính chất thánh ca của bài thơ
Bài thư đó có sự lặp lại 20 lần câu kết thúc của 20 khổ thơ “Tôi viết tên em” khiến người đọc liên tưởng tới thánh ca, hay lời cầu nguyện bao giờ cũng kết thúc bằng “A-men” (có nghĩa là chấp thuận hoặc đồng ý). “Tôi viết tên em” do đó trở thành một xác tín, một niềm tin vững chắc trong hoàn cảnh nô lệ, mất tự do. “Tôi viết tên em” cũng thể hiện lời thề quyết tâm hướng tới tự do, giành và bảo vệ tự do. Trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống phát xít Đức của nhân dân Pháp lúc bấy giờ (1942), những đặc điểm trên đây của bài thơ dễ dàng đi vào lòng người đọc được mọi người chấp nhận và nó đã trở thành thánh ca là như vậy.
Pôn Ê-luy-a (1895 - 1952), nhà thơ Pháp, sinh ở Xanh Đơ-ni, một thị trấn nhỏ ở phía Bắc Pa-ri. Trong Đại chiến thế giới lần thứ nhất, ông bị động viên vào lính và bị thương. Năm 1919, ông tham gia trào lưu siêu thực nhưng dần dần ông nhận thức được rằng nghệ thuật không thể tách rời mà phải tham gia bảo vệ cuộc sống.
Các sáng tác thơ của ông trong thời kì này mang nội dung chống chiến tranh đế quốc và giàu tính nhân đạo. Với hơn sáu mươi thi phẩm, ông đã tạo ra một hình thức thơ mới mẻ, giàu chất trí tuệ, tràn đầy khát vọng nhân văn. Thơ ông không chú trọng xây dựng các hình ảnh như thơ truyền thống mà hàm chứa suy luận trữ tình triết lí, và ít nhiều vẫn còn dấu ấn của chủ nghĩa siêu thực. (Xem chú thích về trào lưu siêu thực trong SGK, tr.161).
• Gợi ý tìm hiểu tác phẩm
1. Hoàn cảnh ra đời của bài thơ
Bài thơ Tự do của Pôn Ê-luy-a ra đời trong thời kì nước Pháp bị quân đội phát xít Đức xâm lược, in trong tập Thơ ca và chân lí, 1942 và được coi là thánh ca của thơ ca kháng chiến Pháp. Bài thơ gồm 21 khổ thơ, không kể dòng cuối cùng chỉ là chữ TỰ DO (được viết hoa). Văn bản trong SGK là bản dịch của Phùng Văn Tửu, có lược bớt một số khổ thơ rải rác ở giữa bài, chỉ còn 12 khổ thơ.
2. Chủ đề bài thơ
Như nhan đề “Tự do”, chủ đề bài thơ cũng chính là tự do. Người đọc dễ dàng nhận ra chủ đề này nhờ cảm hứng “tự do” đã tuôn chảy ào ạt, nồng nhiệt và thiết tha trong tác phẩm xuyên suốt 21 khổ thơ để kết thúc bằng hai chữ TỰ DO ở cuối bài thơ.
3. Đặc sắc nghệ thuật
Cảm hứng “tự do” tuôn chảy ào ạt, nồng nhiệt trong bài thơ nhờ hai thủ pháp nghệ thuật:
- Điệp cấu trúc các khổ thơ bằng câu kết thúc “Tôi viết tên em” -» và tên em chính là Tự Do.
- Điệp từ “trên” được lặp lại nhiều lần ở các khổ thơ theo kiểu “xoáy tròn” (Trên... trên...), tất cả 60 lần, tạo cảm giác ở mọi nơi, mọi chỗ, mọi lúc... “tôi đều viết tên em”, đều có Tự DO, đều khao khát và hành động cho TỰ DO.
Có thể khái quát mạch cảm xúc của bài thơ được phát triển như sau:
4. Tính chất thánh ca của bài thơ
Bài thư đó có sự lặp lại 20 lần câu kết thúc của 20 khổ thơ “Tôi viết tên em” khiến người đọc liên tưởng tới thánh ca, hay lời cầu nguyện bao giờ cũng kết thúc bằng “A-men” (có nghĩa là chấp thuận hoặc đồng ý). “Tôi viết tên em” do đó trở thành một xác tín, một niềm tin vững chắc trong hoàn cảnh nô lệ, mất tự do. “Tôi viết tên em” cũng thể hiện lời thề quyết tâm hướng tới tự do, giành và bảo vệ tự do. Trong bối cảnh cuộc kháng chiến chống phát xít Đức của nhân dân Pháp lúc bấy giờ (1942), những đặc điểm trên đây của bài thơ dễ dàng đi vào lòng người đọc được mọi người chấp nhận và nó đã trở thành thánh ca là như vậy.