04/06/2017, 22:53
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Sóng
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Sóng của tác giả Xuân Quỳnh. I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN A/ Tác giả Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi ...
Soạn bài Ngữ văn lớp 12: Sóng của tác giả Xuân Quỳnh.
I. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
A/ Tác giả
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Một số bài thơ về tình yêu của Xuân Quỳnh đã được bạn đọc đón nhận và yêu thích. Năm 2001, nhà thơ được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. (Xem thêm về tác giả trong Tiểu dẫn của SGK).
B/ Tác phẩm: Sóng
Sóng là một bài thơ xuất sắc, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh về tình yêu, được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi vùng biển Diêm Điền. Bài thơ rút từ tập Hoa dọc chiến hào, 1968.
Trước khi tìm hiểu bài thơ, rất cần đọc bài thơ nhiều lần: đọc khe khẽ và lắng nghe âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, từ đó có thể có cảm nhận chung về tác phẩm đó nhịp điệu riêng của bài thơ mang lại.
1. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ
Sóng đến với người đọc, trước tiên, có lẽ chưa phải là hình tượng mà là âm điệu, nhịp điệu. Cái hấp dẫn, truyền cảm đầu tiên của tác phẩm cũng là nhạc điệu bài thơ. Đó là nhạc điệu của sóng biển trên đại dương, cũng là nhạc điệu của sóng tình trong lòng người phụ nữ đang yêu. Đứng trước biển, trái tim phụ nữ Xuân Quỳnh tuôn chảy thành những sóng - thơ - tình yêu và những đợt “sóng tình” ấy cứ dập dềnh suốt bài thơ, khi thì “dịu êm lặng lẽ”, lúc lại “ồn ào dữ dội” trong “khát vọng bồi hồi” và da diết khắc khoải trong nỗi “nhớ bờ không ngủ được”. Cái nhạc điệu êm êm, đều đều ấy ru ta, đưa ta về với vương quốc của tình yêu trước khi ta đến với ẩn dụ toàn bài: hình tượng sóng. Sóng không được miêu tả bằng màu sắc, đường nét mà được vẽ lên bằng âm điệu, nhạc điệu của tình yêu. Cái tài của Xuân Quỳnh là chỉ bằng nhạc điệu đã vẽ lên đúng hình ảnh của sóng biển, và càng đúng hơn, là sóng tình trong lòng người phụ nữ trẻ đang khao khát yêu đương. Nhạc điệu của bài thơ, tự nó, đã có giá trị truyền cảm mạnh mẽ.
Xuân Quỳnh đã chọn được thể thơ phù hợp với cảm xúc của lòng mình khi đứng trước biển trong tâm trạng dào dạt, khao khát yêu đương: thể thơ năm chữ thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc êm êm, nhẹ nhàng, thiết tha và sâu lắng như tình yêu. Nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo, linh hoạt và biến hóa thể thơ này để phát huy nhạc điệu vốn có của nó trong việc miêu tả sóng biển và sóng tình của bài thơ.
Có lúc bồi hồi trong khát vọng:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế (T)
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ (T)
Có khi nghĩ suy trong tình yêu:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu? (B)
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau (B)
Để rồi nhớ nhung da diết khắc khoải:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước (T)
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được (T)
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức (T)
Khổ thơ này dài đến 6 câu, gieo vần trắc là để diễn tả sự da diết, khắc khoải của nỗi nhớ nhung trong tình yêu (qua nỗi nhớ của con sóng nhớ bờ).
2. Hình tượng “sóng” trong bài thơ (cho cả câu 2 và câu 3 trong SGK)
Bài thơ có nhan đề Sóng và hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ cũng chính là “sóng”. “Sóng” là một ẩn dụ toàn bài, vừa là thi tứ, vừa là hình tượng - nó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của thi phẩm, xuất phát từ trái tim nồng nàn khao khát yêu đương của nhà thơ. Đứng trước biển, đối diện với “sóng”, Xuân Quỳnh thấy rất rõ tình yêu đang trào dâng trong trái tim phụ nữ của mình thật dạt dào, mãnh liệt. Và rất tự nhiên, nhà thơ đã bắt gặp “sóng” như gặp chính mình, đã tìm ra trong hình ảnh “sóng” những âm vang của nhịp điệu trái tim mình. Tất cả đã làm nên hình tượng “sóng” trong bài thơ.
“Sóng” là sóng biển - đúng như vậy, bài thơ đã cho thấy rõ - nhưng càng đúng hơn, “sóng” ở đây là sóng tình - điều này càng sâu sắc, thấm thía hơn trong thi phẩm. Xuân Quỳnh đã dùng sóng biển để nói lên sóng tình, lấy một hiện tượng của thiên nhiên để giãi bày một tình cảm của lòng người. Đối diện với “sóng” là để nhận ra chính mình. Vì vậy, bên cạnh hình tượng “sóng” - đúng hơn là trong hình tượng “sóng” - còn có “em” - hình ảnh của người phụ nữ đang yêu: Xuân Quỳnh! Đây là hai hình ảnh sóng đôi xoắn xuýt lấy nhau, soi chiếu vào nhau, cộng hưởng: “sóng” chính là nỗi lòng của “em” và “em” là hiện thân của “sóng”. “Sóng và cái Tôi (em) đồng hiện, tuy hai mà một, tuy một mà hai” (Chu Văn Sơn) trong toàn bài thơ cũng như trong từng cặp khổ thơ khiến cho chủ đề được bộc lộ rõ ràng và thấm thía: khi bồi hồi trong khát vọng, lúc suy tư trong tình yêu, khi nhớ nhung da diết, khắc khoải,... (xem các dẫn chứng trong mục 1 trên đây). Và để nói lên sự sóng đôi xoắn xuýt, cộng hưởng của “sóng” và “em”, các khổ thơ cũng có sự thay đổi linh hoạt. Có lúc “sóng” được nói trước, khiến cho nỗi nhớ nhung càng thêm tha thiết, niềm chung thủy càng thêm bền vững:
- Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ
được Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
- Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
... Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
Cứ thế, “sóng” và “em” xoắn xuýt sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập vào nhau, hòa tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng “sóng” của Xuân Quỳnh.
3. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ (câu 4 trong SGK)
Anh (chị) nêu cảm nhận của mình khi tìm hiểu bài thơ. Ở đây, gợi một số ý để tham khảo:
- Trước hết, đó là sự chân thành, tha thiết, nồng nàn, mãnh liệt trong tình yêu. Tình yêu là một mặt không thể thiếu trong đời sống của con người, là một biểu hiện tự nhiên mà ai cũng có, vì vậy khi đã yêu thì họ yêu hết mình, không có gì ngăn trở được. Ai cũng vậy, người phụ nữ lại càng như vậy.
- Tình yêu của người phụ nữ rất phong phú, với nhiều cung bậc của tình yêu: khát vọng, suy tư, nhớ nhung, chung thủy,... Qua những biểu hiện của các cung bậc này, ta thấy được những phẩm chất cao đẹp của họ trong tình yêu: khát vọng mãnh liệt, nhớ nhung da diết và đặc biệt là niềm chung thủy sắt son, bền vững trong tình yêu (đây là những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ).
- Xuân Quỳnh còn nói đến những điều có thể xem là “mới mẻ” trong tình yêu của người phụ nữ mới ngày nay có giá trị như là những “phát hiện”: tình yêu của họ rất đời thường, từ cực này sang cực khác (Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ) ước vọng của họ cũng rất khiêm nhường, chỉ mong được làm “con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu để ngàn năm còn vỗ”, nhưng đó không phải là thứ tình yêu chật hẹp, tầm thường mà luôn vươn tới một tình yêu rộng lớn, cao đẹp hơn: khi “sóng không hiểu nổi mình” thì dứt khoát “sóng tìm ra tận bể”. Có thể xem đây là một tư duy mới trong thơ tình vêu của Xuân Quỳnh?
Cuối cùng, đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm vững bài học.
II. LUYỆN TẬP
Có thể tìm dẫn liệu trong thơ của Xuân Diệu, Hữu Thỉnh, Trần Nhương,...
A/ Tác giả
Xuân Quỳnh (1942 - 1988) là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời thường. Một số bài thơ về tình yêu của Xuân Quỳnh đã được bạn đọc đón nhận và yêu thích. Năm 2001, nhà thơ được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. (Xem thêm về tác giả trong Tiểu dẫn của SGK).
B/ Tác phẩm: Sóng
Sóng là một bài thơ xuất sắc, rất tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh về tình yêu, được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi vùng biển Diêm Điền. Bài thơ rút từ tập Hoa dọc chiến hào, 1968.
Trước khi tìm hiểu bài thơ, rất cần đọc bài thơ nhiều lần: đọc khe khẽ và lắng nghe âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, từ đó có thể có cảm nhận chung về tác phẩm đó nhịp điệu riêng của bài thơ mang lại.
1. Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ
Sóng đến với người đọc, trước tiên, có lẽ chưa phải là hình tượng mà là âm điệu, nhịp điệu. Cái hấp dẫn, truyền cảm đầu tiên của tác phẩm cũng là nhạc điệu bài thơ. Đó là nhạc điệu của sóng biển trên đại dương, cũng là nhạc điệu của sóng tình trong lòng người phụ nữ đang yêu. Đứng trước biển, trái tim phụ nữ Xuân Quỳnh tuôn chảy thành những sóng - thơ - tình yêu và những đợt “sóng tình” ấy cứ dập dềnh suốt bài thơ, khi thì “dịu êm lặng lẽ”, lúc lại “ồn ào dữ dội” trong “khát vọng bồi hồi” và da diết khắc khoải trong nỗi “nhớ bờ không ngủ được”. Cái nhạc điệu êm êm, đều đều ấy ru ta, đưa ta về với vương quốc của tình yêu trước khi ta đến với ẩn dụ toàn bài: hình tượng sóng. Sóng không được miêu tả bằng màu sắc, đường nét mà được vẽ lên bằng âm điệu, nhạc điệu của tình yêu. Cái tài của Xuân Quỳnh là chỉ bằng nhạc điệu đã vẽ lên đúng hình ảnh của sóng biển, và càng đúng hơn, là sóng tình trong lòng người phụ nữ trẻ đang khao khát yêu đương. Nhạc điệu của bài thơ, tự nó, đã có giá trị truyền cảm mạnh mẽ.
Xuân Quỳnh đã chọn được thể thơ phù hợp với cảm xúc của lòng mình khi đứng trước biển trong tâm trạng dào dạt, khao khát yêu đương: thể thơ năm chữ thích hợp với việc diễn tả những cảm xúc êm êm, nhẹ nhàng, thiết tha và sâu lắng như tình yêu. Nhà thơ đã vận dụng rất sáng tạo, linh hoạt và biến hóa thể thơ này để phát huy nhạc điệu vốn có của nó trong việc miêu tả sóng biển và sóng tình của bài thơ.
Có lúc bồi hồi trong khát vọng:
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế (T)
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ (T)
Có khi nghĩ suy trong tình yêu:
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu? (B)
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau (B)
Để rồi nhớ nhung da diết khắc khoải:
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước (T)
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được (T)
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức (T)
2. Hình tượng “sóng” trong bài thơ (cho cả câu 2 và câu 3 trong SGK)
Bài thơ có nhan đề Sóng và hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ cũng chính là “sóng”. “Sóng” là một ẩn dụ toàn bài, vừa là thi tứ, vừa là hình tượng - nó là một sáng tạo nghệ thuật đặc sắc của thi phẩm, xuất phát từ trái tim nồng nàn khao khát yêu đương của nhà thơ. Đứng trước biển, đối diện với “sóng”, Xuân Quỳnh thấy rất rõ tình yêu đang trào dâng trong trái tim phụ nữ của mình thật dạt dào, mãnh liệt. Và rất tự nhiên, nhà thơ đã bắt gặp “sóng” như gặp chính mình, đã tìm ra trong hình ảnh “sóng” những âm vang của nhịp điệu trái tim mình. Tất cả đã làm nên hình tượng “sóng” trong bài thơ.
“Sóng” là sóng biển - đúng như vậy, bài thơ đã cho thấy rõ - nhưng càng đúng hơn, “sóng” ở đây là sóng tình - điều này càng sâu sắc, thấm thía hơn trong thi phẩm. Xuân Quỳnh đã dùng sóng biển để nói lên sóng tình, lấy một hiện tượng của thiên nhiên để giãi bày một tình cảm của lòng người. Đối diện với “sóng” là để nhận ra chính mình. Vì vậy, bên cạnh hình tượng “sóng” - đúng hơn là trong hình tượng “sóng” - còn có “em” - hình ảnh của người phụ nữ đang yêu: Xuân Quỳnh! Đây là hai hình ảnh sóng đôi xoắn xuýt lấy nhau, soi chiếu vào nhau, cộng hưởng: “sóng” chính là nỗi lòng của “em” và “em” là hiện thân của “sóng”. “Sóng và cái Tôi (em) đồng hiện, tuy hai mà một, tuy một mà hai” (Chu Văn Sơn) trong toàn bài thơ cũng như trong từng cặp khổ thơ khiến cho chủ đề được bộc lộ rõ ràng và thấm thía: khi bồi hồi trong khát vọng, lúc suy tư trong tình yêu, khi nhớ nhung da diết, khắc khoải,... (xem các dẫn chứng trong mục 1 trên đây). Và để nói lên sự sóng đôi xoắn xuýt, cộng hưởng của “sóng” và “em”, các khổ thơ cũng có sự thay đổi linh hoạt. Có lúc “sóng” được nói trước, khiến cho nỗi nhớ nhung càng thêm tha thiết, niềm chung thủy càng thêm bền vững:
- Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ
được Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức.
- Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương
... Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở.
Cứ thế, “sóng” và “em” xoắn xuýt sóng đôi, cộng hưởng với nhau trong suốt bài thơ, qua nhiều cung bậc của tình yêu, để rồi cuối cùng nhập vào nhau, hòa tan với nhau ở khổ thơ kết thúc:
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Đó chính là ước vọng đời thường trong tình yêu của người phụ nữ qua hình tượng “sóng” của Xuân Quỳnh.
3. Tâm hồn người phụ nữ đang yêu trong bài thơ (câu 4 trong SGK)
Anh (chị) nêu cảm nhận của mình khi tìm hiểu bài thơ. Ở đây, gợi một số ý để tham khảo:
- Trước hết, đó là sự chân thành, tha thiết, nồng nàn, mãnh liệt trong tình yêu. Tình yêu là một mặt không thể thiếu trong đời sống của con người, là một biểu hiện tự nhiên mà ai cũng có, vì vậy khi đã yêu thì họ yêu hết mình, không có gì ngăn trở được. Ai cũng vậy, người phụ nữ lại càng như vậy.
- Tình yêu của người phụ nữ rất phong phú, với nhiều cung bậc của tình yêu: khát vọng, suy tư, nhớ nhung, chung thủy,... Qua những biểu hiện của các cung bậc này, ta thấy được những phẩm chất cao đẹp của họ trong tình yêu: khát vọng mãnh liệt, nhớ nhung da diết và đặc biệt là niềm chung thủy sắt son, bền vững trong tình yêu (đây là những phẩm chất truyền thống của người phụ nữ).
- Xuân Quỳnh còn nói đến những điều có thể xem là “mới mẻ” trong tình yêu của người phụ nữ mới ngày nay có giá trị như là những “phát hiện”: tình yêu của họ rất đời thường, từ cực này sang cực khác (Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ) ước vọng của họ cũng rất khiêm nhường, chỉ mong được làm “con sóng nhỏ giữa biển lớn tình yêu để ngàn năm còn vỗ”, nhưng đó không phải là thứ tình yêu chật hẹp, tầm thường mà luôn vươn tới một tình yêu rộng lớn, cao đẹp hơn: khi “sóng không hiểu nổi mình” thì dứt khoát “sóng tìm ra tận bể”. Có thể xem đây là một tư duy mới trong thơ tình vêu của Xuân Quỳnh?
Cuối cùng, đọc kĩ phần Ghi nhớ trong SGK để nắm vững bài học.
II. LUYỆN TẬP
Có thể tìm dẫn liệu trong thơ của Xuân Diệu, Hữu Thỉnh, Trần Nhương,...