Soạn bài Một thứ quà của lúa non Cốm lớp 7
Soạn bài Một thứ quà của lúa non Cốm của Thạch Lam lớp 7. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Thạch Lam (1910 – 1942). – Ông sinh ra tại mảnh đất Hà Nội. – Lớn lên yêu mến say mê văn học nên đã cùng hai anh là Nhất Linh và Hoàng Đạo tham gia tự lực văn đoàn. – Ông là một nhà ...
Soạn bài Một thứ quà của lúa non Cốm của Thạch Lam lớp 7. I. Tìm hiểu chung. 1. Tác giả. – Thạch Lam (1910 – 1942). – Ông sinh ra tại mảnh đất Hà Nội. – Lớn lên yêu mến say mê văn học nên đã cùng hai anh là Nhất Linh và Hoàng Đạo tham gia tự lực văn đoàn. – Ông là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng. – Truyện ngắn của ông có một đặc điểm là không có cốt truyện luôn luôn nhẹ nhàng và lãng mạn như một ...
Soạn bài Một thứ quà của lúa non Cốm của Thạch Lam lớp 7.
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả.
– Thạch Lam (1910 – 1942).
– Ông sinh ra tại mảnh đất Hà Nội.
– Lớn lên yêu mến say mê văn học nên đã cùng hai anh là Nhất Linh và Hoàng Đạo tham gia tự lực văn đoàn.
– Ông là một nhà văn lãng mạn nổi tiếng.
– Truyện ngắn của ông có một đặc điểm là không có cốt truyện luôn luôn nhẹ nhàng và lãng mạn như một bài thơ trữ tình.
– Chất lãng mạn thấm đượm trong những trang văn của ông.
– Các tác phẩm tiêu biểu: nắng trong vườn, Hà Nội băm sáu phố phường…
2. Tác phẩm.
– Đoạn trích được rút ra từ tập Hà Nội băm sáu phố phường.
– Thể loại: tùy bút.
– Nội dung: bài thơ giới thiệu về cốm làng Vòng ở hà Nội nổi tiếng thơm ngon.
– Bố cục: 3 phần.
• Phần 1: 2 đoạn đầu: hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm và sự hình thành hạt cốm.
• Phần 2: đoạn thứ 3: phát hiện và ca ngợi giá trị của cốm.
• Phần 3: còn lại: sự thưởng thức cốm và lời đề nghị tới những người thưởng thức cốm.
II. Phân tích.
1. Nhớ đến cốm và sự hình thành của cốm.
– Tác giả mở đầu bằng những chi tiết gợi nhớ về cốm.
• Đầu tiên là hương thơm của lá sen trong cơn gió mùa hè lướt trên mặt hồ.
• Hương thơm mát của bông lúa trên những cánh đồng xanh để nhắc con người nhớ đến cốm một thứ được tạo nên từ sự tinh túy của đất trời và bàn tay khéo léo của con người.
– Hình ảnh những hương lúa hương sen được tác giả gọi bằng những cái tên hết sức gợi cảm: hồ sen, đồng lúa, bông lúa, giọt sữa lúa và ngào ngạt lúa thơm.
– Trong cái vỏ xanh của lúa non là mọt dòng sữa mang sự ngào ngạt của vị cỏ.
-> Có thể nói qua đoạn văn này chúng ta thấy được cốm quả là một thứ quà tinh tế của lúa. Nó không chỉ có hương thơm mà nó còn có vị ngọt ngào như sữa. Nó được kết tinh từ những tinh túy của trời đất trong những ngày vẫn còn ở trên cánh đồng và khi về nó được qua những bàn tay khéo léo để làm nên những hạt cốm ngon lành.
– Cốm đẹp mắt với màu sắc xanh thanh khiết mộc mạc.
– Tác giả so sánh màu sắc của cốm xanh như ngọc thạch, đỏ như ngọc lựu của hồng -> đây là những màu sắc hết sức tươi tắn và biểu thị cho những điều tốt lành.
– Hương vị cốm thơm ngon đạm và sắc ngọt hồng.
-> Chính vì thế mà cốm được chọn thành một thứ sêu tết.
– Trong những đám cưới cốm thường được chọn làm vật lễ nhà trai phải trao cho nhà gái.
– Cốm không chỉ có giá trị vật chất mà còn có giá trị tinh thần.
-> Có thể nói cốm quả là một vật có giá trị nó làm nên văn hóa của nhân dân ta. Cốm giống như là một thành quả một thứ quà mà lúa xanh dâng tặng cho con người Việt Nam ta.
– Chất ngọt của cốm là một chất thanh dịu của một loài thảo mộc.
– Cốm mang một mùi thơm của lúa và lá sen.
– Cốm màu xanh đẹp mắt.
-> Có thể nói cốm đã làm thỏa mãn tất cả những cảm giác quan trọng của ta, vừa ngon miệng vừa ngon mũi lại vừa ngon mắt.
– Qua sự thưởng thức ấy Thạch Lam nhắn nhủ đến những người thưởng thức cốm.
• Cốm là lộc của trời là bàn tay khéo léo của con người, là một tặng phẩm thể hiện sự nhẫn nại của lúa.
• Cho nên con người khi thưởng thức cốm phải biết thưởng thức phải biết trân trọng hạt cốm.