Soạn bài luyện tập tóm tắt văn bản tự sự lớp 9
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A. YÊU CẦU Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại nội dung chính của văn bản đó. Cần phải trung thành với văn bản, nghĩa là ngắn gọn nhưng phải đầy đủ những sự việc, nhân vật có trong văn bản được tóm tắt. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP I - Phần bài học Yêu cầu ...
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ A. YÊU CẦU Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại nội dung chính của văn bản đó. Cần phải trung thành với văn bản, nghĩa là ngắn gọn nhưng phải đầy đủ những sự việc, nhân vật có trong văn bản được tóm tắt. B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP I - Phần bài học Yêu cầu tìm hiểu ba tình huống được nêu trong SGK (tóm tắt 3 tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng, Chuyện người con gái Nam Xương, giới thiệu một tác phẩm yêu thích). Suy nghĩ và thực hiện các ...
SOẠN BÀI LUYỆN TẬP TÓM TẮT VĂN BẢN TỰ SỰ
A. YÊU CẦU
Tóm tắt văn bản tự sự là kể lại nội dung chính của văn bản đó. Cần phải trung thành với văn bản, nghĩa là ngắn gọn nhưng phải đầy đủ những sự việc, nhân vật có trong văn bản được tóm tắt.
B. GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI, BÀI TẬP
I - Phần bài học
Yêu cầu tìm hiểu ba tình huống được nêu trong SGK (tóm tắt 3 tác phẩm: Chiếc lá cuối cùng, Chuyện người con gái Nam Xương, giới thiệu một tác phẩm yêu thích). Suy nghĩ và thực hiện các yêu cầu:
- Hãy rút ra nhận xét về sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự.
- Hãy tìm hiểu và nêu các tình huống khác trong cuộc sông mà em thấy cần phải vận dụng kĩ năng tóm tắt văn bản tự sự.
Gợi ý
- Sự cần thiết phải tóm tắt văn bản tự sự: Do yêu cầu của công việc, học tập, nghiên cứu,... cần phải nắm nội dung chính của một vãn bản tự sự nào đó. Từ đây xuất hiện nhu cầu tóm tắt văn bản.
- Em có thể đưa ra các tình huống khác để tóm tắt văn bản tự sự nào đó. Chẳng hạn các tình huống: tóm tắt văn bản một câu chuyện để kể lại cho người thân, tóm tắt văn bản một tác phẩm văn học theo yêu cầu của đề kiểm tra, tóm tắt một văn bản luật nào đó để trình bày ngắn gọn với người thân,...
THỰC HÀNH TÓM TẮT MỘT VĂN BẢN TỰ SỰ
Bài tập 1. Để tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương, có bạn nêu lên các sự việc và nhân vật chính sau đây:
- Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại người mẹ già và người vợ trẻ là Vũ Thị Thiết (Vũ Nương) ở nhà.
- Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất.
- Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ.
- Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
- Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chốt đuối ở biển đà dược Linh Phi cứu sông để trả ơn.
- Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở ve trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
- Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa đòng, lúc ẩn lúc hiện.
Hãy cho biết:
a) Các sự việc chính đã được nêu đầy đủ chưa? Có thiếu sự việc nào quan trọng không? Nếu có thì đó là sự việc gì? Tại sao đó lại là sự việc quan trọng cần phải nêu?
b) Các sự việc nêu trôn đã hợp lí chưa? Có gì cần thay đổi không?
Gợi ý
Các sự việc (7) được nêu trên nhìn chung là khá đầy đủ và đúng trình tự. Tuy nhiên, còn thiếu hai chi tiết quan trọng là: vì nhơ chồng, đem đêm Vũ Nương ưỏ cái bóng mình trên vách và bảo con đó là cha Đản; một tối ngồi với con, thấy bé Đản ưỏ cái bóng của mình mà bảo đó là cha Đản lại đến, Trương Sinh hiểu ra vợ bị oan. Đây là hai chi tiết quan trọng. Chi tiết sau là chi tiết cởi nút. Bé Đản gieo mối nghi ngờ thì chính bé gỡ mối nghi ngờ đó một cách tự nhiên, hợp lí.
Bài tập 2. Trên cơ sở đã bổ sung đầy đủ và sắp xếp hợp lí các sự việc, nhân vật, hãy viết một văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương trong khoảng 20 dòng.
Gợi ý
Bổ sung thêm những chi tiết còn thiêu vào các sự việc và nhân vật đã có trong văn bản tóm tắt Chuyện người con gái Nam Xương ở trôn và viết một văn bản tóm tất theo yêu cầu. Có thể bổ sung như sau:
- Chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại người mẹ già và người vợ trẻ là Vù Thị Thiết (Vũ Nương) ở nhà.
- Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Vì nhơ chồng, đêm đêm Vũ Nương trỏ cái bóng minh trên vách và bảo con đó là cha Đản.
- Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con nhỏ, nghi vợ không chung thuỷ.
- Vũ Nương bị oan, bòn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn.
- Một tối ngồi vơi con, thấy bé Đản trỏ cái bóng của mình mà bảo đó là cha Đản lại đến, Trương Sinh hiểu ra vợ bị oan.
- Phan Lang là người cùng làng vơi Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sông để trả ơn.
- Phan Lang gặp lại Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vù Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh.
- Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn lúc hiện.
Bài tập 3. Nếu phải tóm tắt tác phẩm này một cách ngắn gọn hơn, em sẽ tóm tắt như thế nào để với sô dòng ít nhất mà người đọc vẫn hiểu được nội dung chính của văn bản?
Gợi ý
Văn bản trên có thể tóm tắt ngắn gọn hơn:
Vũ Thị Thiết lấy chồng là Trương Sinh, một người không có học, tính lại đa nghi. Trương Sinh đi lính trở về. Khi ngồi với con, thấy bé Đản nói rằng có một người cha đêm nào cũng đến, Trương ghen, nghi ngờ vợ, đánh đuổi đi. Vũ Nương ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, bé Đản lại trỏ cái bóng của Trương Sinh mà bảo là cha mình đến. Trương Sinh lúc ây mới biết mình ngờ oan cho vợ.
Có một người làng là Phan Lang bị chết đuối lạc vào cung của Linh Phi. Tại đây ông la gặp Vũ Nương. Vũ Nương gửi một chiếc hoa vàng và dặn nếu Trương Sinh nhớ tình cũ thì lập đàn giải oan, nàng sè trơ về. Trương Sinh lập dàn giải oan. Vũ Nương trở về lúc ẩn lúc hiện trên sông, nhưng không thể trở về nhân gian được nữa.
II - Phần luyện tập
Bài tập 1. Viết văn bản tóm tắt một văn bản tự sự đã học trong chương trình Ngữ văn 8 (Lào Hạc, Chiếc lú cuối cùng,...) và một văn bản sè học ở bài 5 Ngữ văn 9 (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh hoặc Hoàng Lê nhất thống chí).
Gợi ý
- Trước hết, em phải nắm được các tình tiết chính của truyện cần tóm tắt.
- Trên cơ sở đó, viết thành vãn bản.
Dưới đây là vãn bản tóm tắt rất ngắn của truyện Lão Hạc, em có thể tóm tắt dài hơn trên cơ sở nêu thêm một số chi tiết cần thiết:
Lão Hạc là hàng xóm của ông giáo. Lão có người con trai đi phu đồn điền cao su. Lão sống với một con chó Vàng là kỉ vật của con trai. Hoàn cảnh khó khăn, lão từ chối mọi sự giúp đỡ, quyết không xâm phạm vào mãnh vườn dành cho con. Lão phải bán con chó để có tiền nhờ ông giáo lo liệu đám ma cho mình và tự từ bằng bả chó.
Ông giáo cứ nghĩ là lão Hạc quá lo xa, nhưng khi chứng kiến cái chết của lão thì ông giáo hiểu ra tất cả
Bài tập 2. Kể tóm tắt trước lớp một câu chuyện xảy ra trong cuộc sống mà em đã được nghe hoặc đã chứng kiến.
Gợi ý
- Trước hết, em phải chọn được câu chuyện xảy ra trong cuộc sống quanh mình.
- Tiếp theo, em phải xác định các tình tiết chính của câu chuyện mình sẽ tóm tắt.
- Cuối cùng mới tiến hành tóm tắt miệng.