06/06/2017, 14:55

Soạn bài chân tay tai mắt miệng

SOẠN BÀI CHÂN, TAY, TAI, MAT, MIỆNG l. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một câu chuyện kể về sự so bì với nhau giữa các thành viên trong một tập thể thống nhất. - Truyện nêu ra bài học: Mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với ...

SOẠN BÀI CHÂN, TAY, TAI, MAT, MIỆNG l. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một câu chuyện kể về sự so bì với nhau giữa các thành viên trong một tập thể thống nhất. - Truyện nêu ra bài học: Mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phái biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau. II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ - Câu chuyện có chi tiết khá thú vị: Chân, Tay, Tai, Mắt đã ...

SOẠN BÀI CHÂN, TAY, TAI, MAT, MIỆNG

l. KIẾN THỨC CƠ BẢN

- Truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một câu chuyện kể về sự so bì với nhau giữa các thành viên trong một tập thể thống nhất.

- Truyện nêu ra bài học: Mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phái biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ

- Câu chuyện có chi tiết khá thú vị: Chân, Tay, Tai, Mắt đã nghĩ rằng Miệng không phải làm gì cả, chỉ là kẻ lười biếng, ăn bám họ. Điều họ nghĩ là có thật, nhưng chỉ là hiện tượng, còn bản chất Miệng có phải ăn bám không thì họ chưa rỏ lắm. Chính bác Tai đã kịp nhận ra sai lầm của cả bọn: uChúng ta nâu không làm cho lão Miệng có cái ân thì chúng ta sẽ bị tê liệt cả”. “Lão Miệng có ăn thi chúng ta mới khoe khoắn được”. “Lão Miệng không đi làm, nhưng lão có công việc là nhai. Như vậy cũng là làm việc chứ không phải là ăn không ngồi rồi.” Đó chính là quan hệ nương tựa vào nhau, phụ thuộc lần nhau của những cá nhân trong một tập thể, một tố chức thống nhất.

- Các nhân vật trong truyện là các bộ phận cơ thế’ người được nhân hóa. Sự nhân hóa này làm cho câu chuyện trở nên sinh động như kể chuyện con người.

- Trong kho tàng truyện ngụ ngôn Việt Nam có vài truyện có đề tài tương tự như Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng. Ví dụ: Lục súc tranh công, Hoa điểu tranh năng.

III. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP

Câu 1. Vì sao cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng?

Gợi ý:

Vì họ cảm thấy mình làm việc nặng nhọc quanh năm chỉ đế cho lão Miệng ngồi ăn không. Thế là, họ quyết định không làm gì để xem lão Miệng có sống được không. Tất cả đã hăm hở đi đến nhà lão Miệng để trút những nỗi bất bình lên đầu lão.

2. Truyện mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người. Có thể ví cơ thể người như một tổ chức, một cộng đồng, v.v... mà Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là những cá nhân trong tổ chức, cộng đồng đó. Từ mối quan hệ này, truyện nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người điểu gì?

Gợi ý:

- Trong một tập thể, cộng đồng, xã hội, mỗi thành viên không thể sống đơn độc, tách biệt, mà cần đoàn kết gắn bó, nương tựa vào nhau, với nhau đê cùng tồn tại và phát triển.

- Hợp tác, tôn trọng lẫn nhau là con đường sống và phát triển của xã hội, thời đại chúng ta hiện nay. So bì, tị nạnh, kèn cựa, nhỏ nhen là nhừng tính xấu cần tránh, cần phê phán.

0