06/06/2017, 19:39

Soạn bài sống chết mặc bay

SOẠN BÀI SỐNG CHẾT MẶC BAY CỦA PHẠM DUY TỐN Câu hỏi 1: Sống chết mặc bay được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì? Gợi ý: Có thế có nhiều cách chia đoạn, song các em có thế tham khảo cách chia đoạn dưới đây: Tác phẩm chia làm ba đoạn: - Đoạn 1: “Gần một giờ đêm.... khúc đê này hỏng mất”. ...

SOẠN BÀI SỐNG CHẾT MẶC BAY CỦA PHẠM DUY TỐN Câu hỏi 1: Sống chết mặc bay được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì? Gợi ý: Có thế có nhiều cách chia đoạn, song các em có thế tham khảo cách chia đoạn dưới đây: Tác phẩm chia làm ba đoạn: - Đoạn 1: “Gần một giờ đêm.... khúc đê này hỏng mất”. + Nội dung: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. - Đoạn 2: “Ấy lũ con dân...điếu mày”. + Nội dung: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm ở ...

SOẠN BÀI SỐNG CHẾT MẶC BAY CỦA PHẠM DUY TỐN

Câu hỏi 1: Sống chết mặc bay được chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?

Gợi ý:

Có thế có nhiều cách chia đoạn, song các em có thế tham khảo cách chia đoạn dưới đây:

Tác phẩm chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: “Gần một giờ đêm.... khúc đê này hỏng mất”.

+ Nội dung: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

- Đoạn 2: “Ấy lũ con dân...điếu mày”.

+ Nội dung: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm ở trong đình.

- Đoạn 3: Phần còn lại.

+ Nội dung: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu khôn xiết.

Câu hỏi 2:

a. Chi ra hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay.

b. Phân tích làm rõ từng mặt tương phản đó.

c. Chĩ ra hai mặt tương phản, hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như thê nào?

d. Nêu lén dụng ý của tác giả trong việc dựng lên cảnh tương phán này.

Gợi ý:

a. Hai mặt tương phản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn đến kiệt sức trước nguy cơ vỡ đê, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào đánh tố tôm mà quên đi nhiệm vụ hộ đê cùng với dân sinh khốn khố lầm than.

b. Hai mặt tương phản trên được thê hiện cụ thể như sau:

Cảnh tương nhân dân cứu đê

Cảnh tương quan phủ cùng nha lại

+ Thời gian: Gần một giờ đêm.

+ Trời mưa tầm tã, nước sông ngày càng dâng cao, có nguy cơ vờ đê.

+ Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhô'n nháo, căng thẳng + Người dân bất lực trước sức trời. Thế đê ngày càng yếu kém trước thế nước => Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, một thảm cảnh bi đát đe doạ cuộc sống cúa người dân

+ Địa điếm: Trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao.

+ Không khí, quang cảnh: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga.

+ Đồ dùng sinh hoạt: Bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía...toàn là những thứ quý hiếm, sang trọng.

+ Quan phủ đang lao vào cuộc chơi tổ tôm không hề để ý đến nguy cơ vỡ đê, mặc dù quan đang có nhiệm

vụ” hộ đê”.

Rõ ràng đó là một cảnh xa hoa, phù phiếm, vô trách nhiệm của bọn quan lại.

c. Hình ảnh tên quan phủ đi hộ đê được tác giả khắc hoạ như sau:

- Chân dung: uy nghi chễm chệ, tay trái tựa gôi xếp, chân phải duỗi thẳng ra để người nhà quỳ xuống đất mà gãi.

- Đồ vật quan dùng: Bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi... hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng....

- Cử chỉ, lời nói:

+ Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuô't râu, rung đùi, mắt đang mải trông đla nọc.

+ Tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc” tiếng quan lớn truyền: “ừ”,

+ Có người khẽ nói: Bám, dề có đê vờ! Ngài cau mặt, gắt ràng: Mặc kệ!

+ Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ những người báo tin đê vỡ và tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, tình cảnh “ thảm sầu” không sac kể xiết.

d. Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản như vậy nhăm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập và từ đó tạo nên một tình huống đầy kịch tính: Trong lúc nhân dân đang rơi vào một tình cảnh vô cùng bi đát thì bọn quan lại vẫn nghiễm nhiên sông một cuộc sống xa hoa, phù phiếm, vô trách nhiệm. Với sự thành công trong việc xây dựng hai hình ảnh đôi lập như trên, tác giả đã đạt được hai mục đích: Vừa lên án gay gắt tên quan phủ lòng lang dạ thú, vô trách nhiệm trước tính mạng và cuộc sống của người dân; vừa bày tỏ niềm xót thương trước “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân trong cảnh đê vỡ.

Câu hỏi 3:

a. Em hãy chỉ rõ sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vất vả, căng thẳng của người dân.

b. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ dam mê bài bạc của quan phủ như thế nào?

c. Hãy nhận xét về tác dụng của việc kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng câ'p trong việc vạch trần bản chất “ lòng lang dạ thú” của tên quan phú trước sinh mạng của người dân.

Gợi ý:

a. Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của mực nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh hộ đê vâ't vả, căng thẳng của người dân được thể hiện:

- Trời mưa mồi lúc một tăng -> mức nước sông mồi lúc một cao -> âm thanh mỗi lúc một ầm ĩ -> sức người mỗi lúc một đuối -> nguy cơ vỡ đê mỗi lúc một đến gần.

b. Phép tăng cấp được vận dụng vào việc miêu tả độ đam mê tổ tôm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng:

- Quan phụ mầu là người có trách nhiệm cao nhất trong việc hộ đê, song ngài lại ngồi nhàn nhã đánh tổ tôm trong khi dân chúng đang vật lộn với nước sông đế cứu đê.

- Mưa mỗi lúc một tăng, nước sông lên cao, khúc đê có nguy cơ bị vỡ, âm thanh mỗi lúc một dồn dập. Thế mà quan phụ mẫu còn dở ván bài nên dù trời long, đất lở ngài cũng mặc kệ: “ Này, này, đê vỡ mặc đê, nước sông dù có nguy, không bằng nước bài cao thấp”.

- Khi có tin đê vờ thật, ai nấy đều hoang mang lo sợ, vậy mà quan vần thờ ơ, quát mắng người báo tin. Sau đó lại lao vào chơi bài cho đến lúc: “Ù! Thông tôm... Chi chi nảy! ... Điếu, mày!”- Quan ù được ván bài lớn trong niềm vui sướng cực độ.

Như vậy, có thể nói, phép tăng cấp đã nhấn mạnh, khắc sâu tình trạng khẩn cấp của việc hộ đê lên đên đỉnh điếm, nhân dân lầm than đau khố đến cực độ. Qua đó nhấn mạnh, khắc sâu mức độ đam mê bài bạc gắn với thái độ vô trách nhiêm, vô'lương tâm của tên quan phủ mỗi lúc một tăng.

c. Sống chết mặc bay là một tác phẩm có sức sống lâu bền trong lòng người đọc. Tên của văn bản đã trở thành một câu thành ngữ quen thuộc để chỉ về những kẻ có chức trách trong xã hội nhưng ăn chơi hưởng lạc, vô trách nhiệm trước cuộc sống của người dân. Có được điều đó là nhờ tác giả đã sử dụng triệt để hai biện pháp nghệ thuật tương phản và tăng cấp. Phép tăng câp dùng đế nhấn mạnh, khắc sâu việc hộ đê dần tới đỉnh điểm, sự dam mê cờ bạc cũng tăng dần rồi lên đến đỉnh điểm. Phép tương phản dùng đế làm nổi bật sự đôi lập giữa bức tranh một bên là của người lao động lầm than, một bên là của bọn quan lại hưởng lạc, vô trách nhiệm trước mạng sống của người dân.

Hai biện pháp nghệ thuật này làm nên lời tố cáo đanh thép đôi với những kẻ cầm quyền bất nhân.

Câu hỏi 4: Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo và nghệ thuật của truyện Sống chết mặc bay.

Gợi ý:

- Giá trị hiện thực: Tác phẩm phản ánh hết sức sinh động hai cảnh tượng, một bên là cuộc sông lầm than của người dân và một bên là cuộc sống ăn chơi sa đoạ cua bọn quan lại thối nát.

- Giá trị nhân đạo: Tác phẩm thể hiện niềm xót thương của tác giả trước cuộc sông lầm than cơ cực của người dân và sự phê phán, tố cáo đối với thái độ vô trách nhiệm của bọn quan lại “lòng lang dạ thú”.

- Giá trị nghệ thuật: Tác giả đã kết hợp khéo léo biện pháp nghệ thuật tăng cấp và đối lập trong việc miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật, tình huống truyện, đẩy câu chuyện lên đến đỉnh điểm của kịch tính. Ngôn ngữ sinh động, câu văn ngắn gọn. Những đặc điểm nghệ thuật đó đã góp phần quan trọng tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

LUYỆN TẬP

Bài tập 1: Những hình thức ngôn ngữ đã được tác giả vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là gì?

Hình thức ngôn ngữ

Không

 Ngôn ngữ tự sự

X

 

 Ngôn ngữ miêu tả

X

 

 Ngôn ngữ biểu cảm

X

 

 Ngôn ngữ người dẫn truyện

X

 

 Ngôn ngữ nhân vật

X

 

 Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

X

 

 Ngôn ngữ đối thoại

X

 

Bài tập 2: Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.

Gợi ý:

Băng ngôn ngữ đôi thoại ngắn gọn, mang đậm tính mệnh lệnh, tác giả đã vẽ lên trước mắt người đọc bức chân dung của tên quan phủ. Đó là một kẻ hông hách, độc đoán, vô trách nhiệm.

- Y gọi: Điếu, mày! và hắn đồng ý bằng một tiếng: “ừ”. Có khi y đối thoại trông không: “Mặc kệ! Có ăn không thì bổc chứ! Đuổi cổ nó ra!”

- Khi bực mình, hắn tuôn ra hàng dài những lời quở trách:

“Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày! Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám đế cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?” Như vậy, thông qua ngôn ngữ đỏi thoại nhân vật, viên quan phụ mẫu hiện lên là một kẻ hông hách, độc đoán, vô trách nhiệm. Qua đó, cũng cho thấy giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật có mối liên hệ chặt chẽ. Ngôn ngữ phản ánh tính cách của nhân vật. Đây là sự thành công trong nghệ thuật của tác giả.

0