Soạn bài lợn cưới áo mới
SOẠN BÀI LỢN CƯỚI ÁO MỚI I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Truyện Lợn cưới, áo mới là một truyện cười Việt Nam. - Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phố biến trong xã hội. II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ - Truyện cười Lợn cưới áo mới thiên về loại truyện châm biếm (phê ...
SOẠN BÀI LỢN CƯỚI ÁO MỚI I. KIẾN THỨC CƠ BẢN - Truyện Lợn cưới, áo mới là một truyện cười Việt Nam. - Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phố biến trong xã hội. II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ - Truyện cười Lợn cưới áo mới thiên về loại truyện châm biếm (phê phán những thói hư tật xấu của người đời). - Tình huông gây cười trong truyện này là hai anh chàng khoe của chạm trán nhau. Tiếng cười bật ra từ sự tranh chấp việc ...
SOẠN BÀI LỢN CƯỚI ÁO MỚI
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
- Truyện Lợn cưới, áo mới là một truyện cười Việt Nam.
- Truyện chế giễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phố biến trong xã hội.
II. MỘT SỐ NỘI DUNG MỚI VÀ KHÓ
- Truyện cười Lợn cưới áo mới thiên về loại truyện châm biếm (phê phán những thói hư tật xấu của người đời).
- Tình huông gây cười trong truyện này là hai anh chàng khoe của chạm trán nhau. Tiếng cười bật ra từ sự tranh chấp việc “khoe của” này. Chi tiết anh "áo mới' “đứng hóng ở cửa từ sáng đến chiều” đế đợi người đi qua khen là một chi tiết phóng đại, vì nó không bình thường, trái tự nhiên. Tiêng cười bật lên từ đây. Anh "áo mới" tuy xuất hiện muộn hơn nhưng lại có vẻ thông minh, nhanh trí hơn anh "lợn cưới” trong việc khoe của. Anh "áo mới" chỉ đợi cơ hội đế khoe cái áo mới may. Câu trả lời của anh ta: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! ” đã dư phần đầu (“Từ lúc tôi mặc cái áo mới này”) mà lẽ ra chĩ cần trả lời phần sau (“tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”) là đủ. Nhưng phần dư mới là phần anh ta cần thông báo.
Anh "lợn cưới" cũng sử dụng thủ thuật khoe của bằng lôi nói dư. Lẽ ra anh ta chỉ cần hỏi: “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không ?” là đủ. Nhưng trong câu hỏi của anh, anh đã cô" cài thêm một từ thừa “cưới”, mà lại hỏi to từ này lên nữa chứ! (“Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”). Rõ ràng, mục đích chính của anh ta không phải là tìm con lợn sống, mà là khoe con lợn cưới của mình.
III. GIẢI BÀI TẬP
Câu 1. Hai anh chàng trong truyện có nét gì giông và khác nhau?
Gợi ý:
Câu chuyện cười chê thói khoe khoang của cả hai nhân vật trong truyện. Tuy nhiên, sự khoe khoang của hai anh khác nhau. Anh có “áo mới” khoe mẽ (khoe vẻ bề ngoài, ở đây là chiếc áo mới anh đang mậc), còn anh có “lợn cưới” lại khoe của (của cải vật chất ở đây là con lợn để làm cỗ cưới).
Câu 2. Em hãy nêu nét đặc sắc về nghệ thuật truyện cưới Lợn cưới, áo mới.
Gợi ý:
- Đó là nghệ thuật cường điệu, phóng đại.
- Tạo tình huống đế nhân vật bộc lộ bản chất.
- Hành động, ngôn ngữ cùa nhân vật được miêu tả một cách trái tự nhiên, đáng cười, lố bịch.
- Truyện rất ngắn gọn.
Câu 3. Đọc truyện Lợn cưới, áo mới vì sao em lại cười?
Gợi ý:
Chúng ta cười hai anh chàng ở chỗ:
- Của ná không đáng là bao (cái áo, con lợn) mà cũng đòi khoe.
- Cách khoe của của hai anh chàng lộ liều, cô' ý, lố bịch: anh “lợn cưới” lẽ ra chỉ hỏi về con lợn bị sổng mất thì lại đưa ra một thông tin thừa, từ ngừ thừa: “cưới”, không gắn gì với việc hỏi con lợn mâ't. Anh “áo mới” trả lời về thời gian là hợp lí với câu hỏi, nhưng khi giới thiệu về cái áo mới của mình, giơ vạt áo ra thì không phù hợp với việc trả lời nhìn thấy hay không nhìn thấy con lợn, như vậy cũng là một thông tin thừa. Chính những cái “thừa” ấy mới làm nên tiếng cười.
- Sự đụng đầu giữa hai “cao thủ” khoe khoang.
Câu 4. Hãy nêu ý nghĩa của truyện Lợn cưới, áo mới.
Gợi ý:
Truyện Lợn cưới, áo mới chê diễu, phê phán những người có tính hay khoe của, một tính xấu khá phổ biến trong xã hội.