06/06/2017, 19:39

Soạn bài ôn tập phần đọc hiểu văn bản

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu hỏi 1: Em hãy nhớ và ghi lại tất cả nhan đề các văn bản đà được đọc - hiểu trong cả năm học. Sau đó đối chiếu với SGK, tự kiểm tra và bổ sung những chỗ thiếu, sửa những chỗ sai rồi chép lại vào vở một cách đầy đủ, chính xác các danh mục văn bản đã học. Gợi ...

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Câu hỏi 1: Em hãy nhớ và ghi lại tất cả nhan đề các văn bản đà được đọc - hiểu trong cả năm học. Sau đó đối chiếu với SGK, tự kiểm tra và bổ sung những chỗ thiếu, sửa những chỗ sai rồi chép lại vào vở một cách đầy đủ, chính xác các danh mục văn bản đã học. Gợi ý: HS có thể lập bảng và chia cột để điền tên các văn bản kèm theo tác giả, thể loại, tên văn bản và thời điểm sáng tác. Câu hỏi 2: Đọc lại các chú thích ở bài 3, 5,7, 8; Làm thơ ...

SOẠN BÀI ÔN TẬP PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Em hãy nhớ và ghi lại tất cả nhan đề các văn bản đà được đọc - hiểu trong cả năm học. Sau đó đối chiếu với SGK, tự kiểm tra và bổ sung những chỗ thiếu, sửa những chỗ sai rồi chép lại vào vở một cách đầy đủ, chính xác các danh mục văn bản đã học.

Gợi ý:

HS có thể lập bảng và chia cột để điền tên các văn bản kèm theo tác giả, thể loại, tên văn bản và thời điểm sáng tác.

Câu hỏi 2: Đọc lại các chú thích ở bài 3, 5,7, 8; Làm thơ lục bát ở bài 13; ghi nhớ bài 16; chú thích bài 18; câu 2 ở bài 26 đế nắm chắc về các định nghĩa.

Gợi ý:

HS làm theo yêu cầu của SGK

Câu hỏi 3: Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là gì? Học thuộc lòng những bài ca dao trong phần học chính.

Gợi ý: 

Những tình cảm, thái độ thể hiện trong các bài ca dao, dân ca đã được học là:

+ Thể hiện tình cảm của con người đối với gia đình.

+ Thể hiện tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương đất nước.

+ Thể hiện tâm trạng cay đắng và đau khổ trước thân phận nhỏ bé đáng thương của người dân lao động và sự phản kháng, tố cáo đối với xã hội phong kiên.

+ Thông qua nhừng câu hát châm biếm, tác giả dân gian phê phán thói hư tật xấu của những hạng người đáng cười trong xã hội.

HS tự học thuộc những bài ca dao trong phần học chính.

Câu hỏi 4: Các câu tục ngữ đã được học thế hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đôi với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như thế nào?

Gợi ý:

Các câu tục ngữ đã được học thế hiện những kinh nghiệm, thái độ của nhân dân đối với thiên nhiên, lao động sản xuất, con người và xã hội như sau:

- Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất: Bằng lôi nói ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh, những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất đã phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ ấy là “trí khôn” của nhân dân, nhưng chỉ có tính chất tương đối chính xác vì không ít kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu là dựa vào quan sát.

- Những câu tục ngữ về con người và xã hội rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung. Những câu tục ngữ này luôn chú ý tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về những phẩm chất và lối sông mà con người cần phải có.

Câu hỏi 5: Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thể hiện trong các tác phẩm trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc đã được học là gì?

Gợi ý:

Những giá trị lớn về tư tưởng, tình cảm thế hiện trong các tác phẩm trữ tình của Việt Nam và Trung Quốc đã được học là:  

về thơ trữ tình trung đại: tinh thần yêu nước, nhân đạo và chủ nghĩa anh hùng cao cả gắn bó máu thịt với vận mệnh đất nước và sô phận con người. Các tác phẩm thơ trữ tình hiện đại còn thể hiện sâu sắc ý thức cá nhân trong tư tưởng, tình cảm của nhà thơ. Còn các tác phẩm thơ Đường lại sáng tác theo hai trường phái: lãng mạn và hiện thực. Trường phái lãng mạn thường thông qua ước mơ táo bạo đế đối lập với hiện thực đen tối, phong cách phóng khoáng bay bổng. Trường phái hiện thực lấy đề tài chủ yếu từ cuộc sống đầy máu và nước mắt, đầy bất công ngang trái. 

Câu hỏi 6: Lập bảng tổng kết các tác phẩm văn xuôi.

Gợi ý:

HS dựa vào phần ghi nhớ để lập bảng tổng kết theo mẫu trong SGK Các câu hỏi 7, 8. 9 HS tự làm.

0