Soạn bài Lợn cưới áo mới lớp 6
Soan bai Lon cuoi ao moi – SOẠN BÀI LỢN CƯỚI ÁO MỚI (Truyện cười dân gian Việt Nam) BÀI 1: – Tính khoe của theo em hiểu thì là sự khoe khoang về tài sản mình sở hữu. những người hay khoe của thường phô bày tài sản của mình ra ngoài để người khác nhìn vào sẽ đánh giá anh ta là một người ...
Soan bai Lon cuoi ao moi – SOẠN BÀI LỢN CƯỚI ÁO MỚI (Truyện cười dân gian Việt Nam) BÀI 1: – Tính khoe của theo em hiểu thì là sự khoe khoang về tài sản mình sở hữu. những người hay khoe của thường phô bày tài sản của mình ra ngoài để người khác nhìn vào sẽ đánh giá anh ta là một người có nhiều tiền của hơn người khác. – Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống anh ta bị mất một con lợn ( có thể là không vì anh này cũng là một người hay khoe ...
– SOẠN BÀI LỢN CƯỚI ÁO MỚI (Truyện cười dân gian Việt Nam)
BÀI 1:
– Tính khoe của theo em hiểu thì là sự khoe khoang về tài sản mình sở hữu. những người hay khoe của thường phô bày tài sản của mình ra ngoài để người khác nhìn vào sẽ đánh giá anh ta là một người có nhiều tiền của hơn người khác.
– Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống anh ta bị mất một con lợn ( có thể là không vì anh này cũng là một người hay khoe của).
– Lẽ ra anh ta chỉ nên hỏi “anh có thấy con lợn nào chạy qua đây không?”
– Từ “lợn cưới” không thích hợp để chỉ về một con lợn đang sổng chuồng và không hề thích hợp cho người được hỏi. Người được hỏi ở đây sẽ có cảm giác buồn cười khi anh này hỏi không đúng trọng tâm.
BÀI 2:
– Anh có áo mới ở đây lại là người thích khoe khoang mà có thể mặc chiếc áo mới rồi ra đứng ở cửa để đợi người khác khen. Từ sáng tới chiều không có ai hỏi mà anh ta vẫn đứng đó. Đến khi có người chạy tìm lợn qua hỏi anh ta vẫn cho thêm câu “từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả” để thông báo cho anh kia đây là chiếc áo mới của bác ta.
– Điệu bộ của người này khi trả lời không phù hợp khi giơ cả vạt áo ra rồi lại bảo từ lúc mình mặc chiếc áo mới này không thấy con lượn nào chạy qua mục đích là muốn làm cho người kia chú ý tới chiếc áo mới của bác.
– Yếu tố thừa trong truyện này chính là các câu thêm vào của hai nhân vật anh đi tìm lợn thì thêm “cưới”, anh có áo mới thì thừa “ từ lúc tôi mặc cái áo mới này”. Đây rõ ràng là hai người khoe của đang nói chuyện với nhau.
BÀI 3:
Khi đọc truyện này điểm làm em cười và cảm thấy cái đáng cười là tính khoe của của hai nhân vật và sự thêm từ thừa vào trong câu để đối phương biết được “ độ giàu có” của mình.
BÀI 4:
Ý nghĩa của truyện: Qua câu chuyện về hai anh chàng khoe của gặp nhau và đối thoại với nhâu câu chuyện nhằm phê phán những người có tính khoe khoang, luôn tỏ ra hơn người khác,là một tính xấu mà mỗi người không nên có.