Soạn bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu lớp 9
Soan bai Phu song Bach Dang – Đề bài: Soạn bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu lớp 9 1. Nêu vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài trong văn học. Nếu bố cục của bài Phú sông Bạch Đằng và giải thích những từ khó, điển tích, điển cố? Sông Bạch Đằng là con sông nổi tiếng ...
Soan bai Phu song Bach Dang – Đề bài: Soạn bài Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu lớp 9 1. Nêu vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài trong văn học. Nếu bố cục của bài Phú sông Bạch Đằng và giải thích những từ khó, điển tích, điển cố? Sông Bạch Đằng là con sông nổi tiếng đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam. Về vị trí địa lí, sông Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy, thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Con sông Bạch Đằng ...
– Đề bài:
1. Nêu vị trí của chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử và đề tài trong văn học. Nếu bố cục của bài Phú sông Bạch Đằng và giải thích những từ khó, điển tích, điển cố?
Sông Bạch Đằng là con sông nổi tiếng đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam. Về vị trí địa lí, sông Bạch Đằng là một nhánh của sông Kinh Thầy, thuộc địa phận hai tỉnh Quảng Ninh và Hải Phòng. Con sông Bạch Đằng gắn liền với chiến thắng quân Nam Hán của Ngô Quyền năm 938 và chiến thắng quân Nguyên Mông của nhà Trần năm 1288.
Sông Bạch Đằng đã khơi dậy bao nguồn cảm hứng trong sáng tác văn học, đặc biệt là văn học thời kì trung đại, một số tác phẩm viết về con sông Bạch Đằng có thể kể đến như: Bạch Đằng hải khẩu của Nguyễn Trãi, Bạch Đằng giang phú của Nguyễn Mộng Tuân….
Về bố cục của đoạn trích có thể chia thành bốn phần như sau:
+ Phần mở đầu: Từ đầu đến “luống còn lưu”: Giới thiệu về nhân vật “khách” cũng như tráng khí của ông.
+ Phần giải thích: Tiếp đến “chừ lệ chan”: Cuộc gặp gỡ bên sông và câu chuyện của các bô lão
+ Phần bình luận: “Rồi vừa đi” đến “lưu danh” : Lời bình luận của các bô lão
+ Phần tổng kết: Còn lại: Nhận xét và những suy nghĩ của nhân vật “khách”
2. Cảm xúc của “khách” trước khung cảnh thiên nhiên sông Bạch Đằng là phấn khởi, tự hào hay buồn thương, tiếc nuối? Hãy lí giải
Nhân vật “ khách” ở đây ta có thể hiểu chính là sự hóa thân của nhà văn trương Hán Siêu, đây là sự hóa thân của một con người có tráng sĩ phóng khoáng, yêu quê hương đất nước, bài phú chính là những tâm sự của tác giả về đất nước quê hương.
“Khách” trong văn học trung đại Việt Nam thường là hình ảnh biểu trưng của những người tráng sĩ có tâm hồn phóng khoáng, mạnh mẽ; là những tao nhân mặc khách thích du ngoạn đây đó. Trong bài Phú sông Bạch Đằng, nhân vật “khách” đã tìm đến những địa danh nổi tiếng của đất nước để thưởng ngoạn, ca ngợi và thể hiện những suy ngẫm. Nhân vật “khách” được Trương Hán Siêu lồng ghép vào cái tôi đầy tài tử, phóng khoáng khiến cho nhân vật này trở nên sống động, chân thực, phá vỡ tính khuôn mẫu, công thức của nhân vật “khách” vốn có trong văn học Việt Nam trung đại.
Nhân vật “khách” đã đi đến nhiều địa danh, có những địa danh trong điển cố Trung Quốc như: Nguyên, Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Tam Ngô, Bách Việt… và đến các địa danh của Việt Nam như: Cửa Đại Than, Đông Triều, sông Bạch Đằng. Những địa danh mượn trong điển cố Trung Hoa nhằm thể hiện được tráng khí tung hoành bốn phương, còn đối với những địa danh thực, cụ thể của đất Việt lại thể hiện được tình yêu cũng như lòng tự hào về cảnh sắc non sông.
3. Chiến tích trên sông Bạch Đằng dã được gợi lên như thế nào qua lời kể của họ? Thái độ, giọng điệu của họ trong khi kể chuyện?
Cảm xúc của nhà thơ Trương Hán Siêu khi đứng trước sông Bạch Đằng khá phức tạp không phân rõ buồn vui vì khi thì tự hào trước những chiến công hiển hách của dân tộc khi thì buồn phiền, thương tiếc khi những người anh hùng của dân tộc đã ra đi mãi mãi, vóc dáng, hình hài cũng như những chiến công của họ đã mãi mãi lùi vào quá khứ.
Tuy có những nỗi buồn nhưng nỗi buồn được nhà văn Trương Hán Siêu thể hiện đầy tính nhân văn, bởi nỗi buồn xuất phát từ niềm cảm mến, ngưỡng mộ đối với những người anh hùng, với những chiến tích lừng lẫy của cả một dân tộc.
4. Phân tích đoạn ba để thấy được ý nghĩa lời ca của các bô lão và lời ca nối tiếp của khách.
Đoạn ba của bài Phú sông Bạch Đằng là một đoạn trích mang nhiều triết lí, thể hiện được những suy ngẫm của tác giả. Lời bình luận của các bô lão mang màu sắc của lịch sử, như một dòng sông vẫn lặng lẽ chảy từ đời này qua đời khác. Triết lí cao đẹp mà nhà văn Trương Hán Siêu đưa ra đoạn ba này, đó chính là: bất nghĩa thì tiêu vong mà anh hùng thì sẽ được lưu danh thiên cổ. Lời đánh giá của nhân vật “khách” nối tiếp sau lời bình luận của các bô lão có ý nghĩa như một lời kết luận, vừa là sự ca ngợi công đức dựng xây của hai vị vua anh minh, vừa bày tỏ khát khao cháy bỏng về hòa bình cho nhân dân,
5. Phát biểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài phú
+ Về giá trị nội dung: Bài Phú sông Bạch Đằng đã tái hiện lại một cách sống động và chân thực không khí hào hùng, mạnh mẽ của những trận đánh trên sông Bạch Đằng, qua đó nhà thơ thể hiện được tình yêu nước thiết tha, niềm tự hào trước sức mạnh, ý chí của dân tộc qua các cuộc đấu tranh. Bên cạnh đó nhà văn còn đề cao giá trị của những con người, những người anh hùng trong cuộc chiến đó.
+ Nghệ thuật: Bài phú được Trương Hán Siêu sử dụng nhiều điển tích điển cố nhưng được chọn lọc một cách kĩ lưỡng, sử dụng sáng tạo và thực hiện những dụng ý nghệ thuật riêng biệt. Bài phú sử dụng nhiều hình ảnh cũng như dùng chất liệu lịch sử để xây dựng lên nội dung của bài phú.