02/06/2017, 13:25

Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du lớp 10

Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du lớp 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc của Việt Nam ta. – Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc có truyền thống làm quan. – Ngay từ bé ông đã phải chịu những mất mát người thân, mẹ mất rồi cha mất Nguyễn ...

Soạn bài Độc Tiểu Thanh kí của Nguyễn Du lớp 10 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc của Việt Nam ta. – Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc có truyền thống làm quan. – Ngay từ bé ông đã phải chịu những mất mát người thân, mẹ mất rồi cha mất Nguyễn Du phải ở với người anh trai là Nguyễn Khản. – Sau đó ông học tập và đi thi đỗ đạt rồi ra làm quan. – Vốn là người có lòng thương cảm với ...


I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Nguyễn Du là một đại thi hào dân tộc của Việt Nam ta.
–    Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc có truyền thống làm quan.
–    Ngay từ bé ông đã phải chịu những mất mát người thân, mẹ mất rồi cha mất Nguyễn Du phải ở với người anh trai là Nguyễn Khản.
–    Sau đó ông học tập và đi thi đỗ đạt rồi ra làm quan.
–    Vốn là người có lòng thương cảm với những con người có số phận bất hạnh cho nên Nguyễn Du đã trở thành một nhà thơ nổi tiếng.
–    Ông thương động lòng thương cảm với những người phụ nữ xinh đẹp tài giỏi nhưng lại bạc mệnh.
–    Tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, thanh hiên thi tập, nam trung tạp ngâm, bắc hành tạp lục.

2.    Tác phẩm

a.    Hoàn cảnh sáng tác: Khi Nguyễn Du làm quan thì có một lần ông được cử đi sứ sang Trung Quốc. trong chuyến đi ấy Nguyễn Du có viếng thăm cô nàng Tiểu Thanh xinh đẹp nhưng chết oan uổng. Và nhà thơ đã làm bài này để viếng thăm cô Tiểu Thanh.
b.    Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
c.    Bố cục: 4 phần: đề, thực, luận, kết.

II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Cảnh Tây hồ xưa và nay.

–    Tây Hồ vốn là một nơi cảnh đẹp vậy mà nay lại trở thành một bãi gò hoang.
–    Là do nàng Tiểu Thanh xinh đẹp đã chết đi khiến cho cảnh trở nên xấu xí hay là do con người làm ra thế.
–    Tiểu Thanh là một cô gái xinh đẹp tài giỏi văn chương nhưng trong thân phận của một người vợ lẽ cô đã bị người vợ cả của chồng hành hạ cho đến chết. Một cái chết tức tưởi và oan uổng.
–    Bên song cửa chỉ có nhà thơ đang ngắm nhìn cảnh Tây hồ nhớ thương nàng Tiểu Thanh đã cùng mảnh giấy để viếng người con gái xinh đẹp ấy
–    “thổn thức” thể hiện sự thương xót của nhà thơ dành cho người con gái đẹp.
->    Hai câu thơ đầu đã mở ra một hoàn cảnh hết sức cụ thể đó là nhà thơ đang ở bên Tây Hồ và thương cảm cho số phận của người con gái xinh đẹp nên đã viếng nàng bằng bài thơ này.

2.    Mệnh người và mệnh văn chương.

–    “son phấn” -> chỉ người con gái đẹp và ở đây là nàng tiểu Thanh.
–    Người con gái ấy đã nằm sâu trong lòng đất nhưng có vẻ cái chết oan uổng kia khiến hồn nàng vẫn như con chưa siêu thoát mà vẫn ở đâu đây.
–    Dẫu chôn rồi vẫn còn rất hận.
–    Mệnh người làm liên lụy đến mệnh văn tuy nhiên văn chương có đốt nhưng vẫn còn vương lại nhiều bài. Như vậy mệnh văn chương đã lớn hơn mệnh của nàng.
->    Cái chết kia khiến dẫu cho nàng có chôn vùi thịt nát xương tan dưới đất nhưng nỗi hận ấy mãi mãi không nguôi. Nỗi hận về một xã hội bất công một chế độ hôn nhân vô lối. May sao tài năng của nàng vẫn con để lại một ít trên cõi đời này thể hiện qua văn chương.


3.    Án phong lưu cho những người tài hoa bạc mệnh.

–    ở trên đời từ trước đến nay những người thường những người tài hoa thì bạc mệnh.
–    Nỗi hờn oán hận kia có hỏi trời thì trời cũng không thấu.
–    Quan niệm tài mệnh tương đối được nhà thơ sử dụng ở đây và có ý rằng những người tài hoa thì sẽ gặp tai họa.
->    Hai câu thơ thể hiện được quan niệm của nhà thơ trong hầu hết các tác phẩm nói về người tài giỏi. Chữ tài liền với chữ tai một vần. Người con gái kia đáng ra phải có một cuộc sống hạnh phúc thế nhưng lại phải chịu một kết cục vô cùng đau đớn oán hận. Kết thúc cuộc đời khi mà tuổi còn quá trẻ, chưa trải nghiệm hết cuộc đời

4.    Nhà thơ đồng cảm và ngẫm đến thân phận của mình

–    Vốn là người có tấm lòng nhân hậu và luôn luôn nhạy cảm chính vì thế khi viếng nàng Tiểu Thanh nhà thơ vô thức nghĩ đến bản thân mình.
–    Điều khiến nhà thơ băn khoăn rằng không biết ba trăm năm nữa thì có ai khóc cho mình không.
–    Nguyễn Du tự thấy mình giống nàng Tiểu Thanh về tài năng văn chương và cùng sống trong xã hội bất công ấy.
–    Vì thế mà nhà thơ băn khoăn trước cuộc đời câu hỏi tu từ vang lên không câu trả lời hay để dành cho người đời nay trả lời.
->    Câu hỏi của nhà thơ đã có sự trả lời khi mà ngày nay người đời phong cho ông là bậc đại thi hào Nguyễn Du.

III.    Tổng kết

–    Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật nhà thơ Nguyễn Du đã thể hiện lòng thương tiếc người thương cho thân phận của mình qua từng cặp câu thơ một. Qua đây ta thấy Nguyễn Du quả là một con người giàu lòng trắc ẩn thương xót đồng cảm với những kiếp người bất hạnh

Từ khóa tìm kiếm:

soan bai doc tieu thanh ki cua nguyen du

soạn bài độc tiểu thanh kí của nguyễn du

0