Soạn bài Con hổ có nghĩa ngữ văn lớp 6
Soan bai Con ho co nghia – Đề bài: Soạn bài Con hổ có nghĩa ngữ văn lớp 6. 1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn, mỗi đoạn nói gì? _ Văn bản “Con hổ có nghĩa” thuộc thể văn xuôi trung đại. _ Văn bản có thể chia ra làm hai đoạn như sau: + Đoạn 1: Kể về câu chuyện bà đỡ Trần ...
Soan bai Con ho co nghia – Đề bài: Soạn bài Con hổ có nghĩa ngữ văn lớp 6. 1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn, mỗi đoạn nói gì? _ Văn bản “Con hổ có nghĩa” thuộc thể văn xuôi trung đại. _ Văn bản có thể chia ra làm hai đoạn như sau: + Đoạn 1: Kể về câu chuyện bà đỡ Trần với con hổ + Đoạn : Là câu chuyện về người tiều phu và con hổ trắng 2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên câu chuyện ...
– Đề bài: .
1. Văn bản này thuộc thể văn gì? Có mấy đoạn, mỗi đoạn nói gì?
_ Văn bản “Con hổ có nghĩa” thuộc thể văn xuôi trung đại.
_ Văn bản có thể chia ra làm hai đoạn như sau:
+ Đoạn 1: Kể về câu chuyện bà đỡ Trần với con hổ
+ Đoạn : Là câu chuyện về người tiều phu và con hổ trắng
2. Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật cơ bản bao trùm là biện pháp gì? Tại sao lại dựng lên câu chuyện “con hổ có nghĩa”mà không phải “Con người có nghĩa”?
_ Văn bản “Con hổ có nghĩa” chủ yếu sử dụng biện pháp nhân hóa, để con hổ trong truyện không chỉ là một trong những nhân vật tạo dựng lên câu chuyện mà con hổ còn mang những phẩm chất, tình nghĩa như những con người thực thụ.
_ Tác giả dựng lên câu chuyện “con hổ có nghĩa” chứ không phải “Con người có nghĩa” bởi những nguyên nhân chính sau:
+ Nhằm thể hiện dụng ý nghệ thuật đặc biệt của tác giả, truyền tải những quan niệm, những thông điệp ý nghĩa, nhân văn đến người đọc, người nghe.
+ Con hổ là một loài vật được xem là “chúa sơn lâm” của rừng già, nổi bật với tính cách dữ tợn, hung hãn, nhưng trong câu chuyện con hổ lại trái ngược hoàn toàn với những ấn tượng thông thường, đó là những con hổ tình nghĩa.
+ Truyện có tên “Con hổ có nghĩa” chứ không phải “con người có nghĩa” nhằm nhấn mạnh đến tình nghĩa ở những con vật cứ ngỡ chỉ biết sống bằng bản năng, từ đó thức tỉnh ý thức của những con người.
3. Chuyện gì đã xảy ra giữa bà đỡ Trần với con hổ thứ nhất và giữa người tiều phu và con hổ thứ hai? Trong mỗi chuyện, em cho chi tiết nào là thú vị? Câu chuyện giữa người tiều phu và con hổ có thêm ý nghĩa gì so với câu chuyện thứ nhất?
_ Ở câu chuyện thứ nhất, bà đỡ Trần và con hổ có những chi tiết sau:
+ Bà đỡ Trần là một bà đỡ có tiếng trong vùng
+Một đêm khuya có tiếng gõ cửa, bà đỡ Trần ra mở cửa thì bị một con hổ to lớn mang vào rừng sâu.
+ Bà đỡ Trần nhìn thấy một con hổ cái đang quằn quại trong cơn đau.
+ Bà đỡ Trần giúp hổ cái sinh con
+ Khi về bà được hổ đực cho một thỏi vàng, nhờ vậy mà bà đỡ Trần sống sót qua thời kì đói kém.
_ Câu chuyện thứ hai: Người tiều phu và con hổ trắng
+ Người tiều phu lên rừng đốn củi thì nghe tiếng gầm gừ đau đớn của một con hổ trắng.
+ Người tiều phu giúp con hổ trắng lấy khúc xương mắc trong cổ họng
+ Con hổ trắng thường xuyên mang những con vật săn bắt được đến sân của bác tiều phu như để cảm ơn.
+ Không lâu sau người tiều phu chết, hổ trắng nhảy múa quanh mộ và ở lại bên mộ người tiều phu hai ngày hai đêm mới rời đi.
_ Trong mỗi câu chuyện lại có một chi tiết thú vị, cụ thể đó là:
+ Trong câu chuyện thứ nhất, đó là chi tiết con hổ đực dùng chân chạm nhẹ vào tay bà đỡ Trần, đôi mắt nhìn bà như khẩn khoản cầu xin.
+ Trong câu chuyện thứ hai: Đó là chi tiết con hổ trắng nhảy múa quanh mộ của người tiều phu và ở lại bên người tiều phu hai ngày hai đêm khi người tiêu phu này chết.
4. Truyện “Con hổ có nghĩa” khuyến khích, đề cao điều gì trong cuộc sống?
Truyện “Con hổ có nghĩa” đề cao lối sống tình nghĩa của con người trong xã hội, khuyến khích con người giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn, đồng thời người được giúp đỡ cũng phải có ý thức đáp đền, báo ơn khi có cơ hội.