Soạn bài số từ và lượng từ lớp 6
SOẠN BÀI BÀI SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ LỚP 6 I _ SỐ TỪ BÀI 1: a, Các từ in đậm bổ sung cho các danh từ đứng ở phía sau của nó để biểu thị số lượng của sựu vật được nhắc tới. – “ Hai” bổ sung ý nghĩa cho từ “chàng” – “ Một trăm” bổ sung ý nghĩa cho từ ...
SOẠN BÀI BÀI SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ LỚP 6 I _ SỐ TỪ BÀI 1: a, Các từ in đậm bổ sung cho các danh từ đứng ở phía sau của nó để biểu thị số lượng của sựu vật được nhắc tới. – “ Hai” bổ sung ý nghĩa cho từ “chàng” – “ Một trăm” bổ sung ý nghĩa cho từ “ván cơm nếp” – “Một trăm” bổ sung ý nghĩa cho từ “nệp bánh chưng” – “Chín” ...
SOẠN BÀI BÀI SỐ TỪ VÀ LƯỢNG TỪ LỚP 6
I _ SỐ TỪ
BÀI 1:
a, Các từ in đậm bổ sung cho các danh từ đứng ở phía sau của nó để biểu thị số lượng của sựu vật được nhắc tới.
– “ Hai” bổ sung ý nghĩa cho từ “chàng”
– “ Một trăm” bổ sung ý nghĩa cho từ “ván cơm nếp”
– “Một trăm” bổ sung ý nghĩa cho từ “nệp bánh chưng”
– “Chín” bổ sung ý nghĩa cho từ “ngà” ,từ “cựa” và từ “hồng mao”
– “Một” bổ sung ý nghĩa cho từ “đôi”
b, từ in đậm để bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước nó để nói về thứ tự
– Từ “sáu” bổ sung ý nghĩa cho từ “đời”
BÀI 2:
Từ “đôi” trong câu a là một danh từ chỉ đơn vị nó không phải là số từ vì trước nó đã từ chỉ số từ là “một”.
BÀI 3:
Một số từ có ý nghĩa khái quát,có công dụng như từ đôi là: từ “cặp”, “nắm”,…
II. LƯỢNG TỪ
BÀI 1:
– Sự giống nhau: Các từ in đậm có một số nét giống với số từ là đứng trước các danh từ.
– Sự khác nhau: ở trong cụm danh từ số từ chỉ lượng ít hay nhiều của sự vật chứ không chỉ cụ thể như số từ.
BÀI 2:
Xếp vào mô hình cụm danh từ:
Phần phụ trước |
Phần trung tâm |
Phần phụ sau |
|||
t2 |
t1 |
T1 |
T2 |
s1 |
s2 |
Cả |
Các Những Mấy vạn |
Kẻ |
Hoàng tử
Tướng lĩnh,quân sĩ |
Thua trận |
|
Thêm ví dụ về lượng từ:
– Ngày quốc khánh mùng 2/9 tất cả học sinh được nghỉ học.
– Bố mẹ dặn mỗi chị em phải thay phiên nhau làm việc nhà.
III. LUYỆN TẬP
Bài 1:
Trong bài thơ có: số từ chỉ số lượng và số từ chỉ thứ tự
– Số từ chỉ số lượng: một, hai, ba, năm
– Số từ chỉ thứ tự: canh bốn, canh năm
Những số từ này góp phần thể hiện cảm xúc của nhà thơ khi không ngủ được tác giả sử dụng só từ để đếm và nhấn mạnh hơn về sự thao thức,trằn trọc của mình.
Bài 2:
Các từ in đậm “trăm”, “ngàn”, “muôn” là số từ chỉ về số lượng, biểu thị ý nghĩa về lượng nhiều và rất nhiều. đặt vào hoàn cảnh hai câu thơ này thì các số từ này nhằm diễn tả những khó khăn vất vả của người con đã vượt qua là nhiều vô kể nhưng với anh điều đó vẫn không thể sánh bằng những nỗi nhớ nỗi thương con tái tê trong long mẹ mình.
Bài 3:
– Sự giống nhau: “Từng” và “mỗi” có điểm chung ở đây là chia tách từ các thể sự vật ra một cách riêng biệt.
– Sự khác nhau: Đối với “từng” thì đó là lượng từ chỉ sự rạch ròi, có thứ tự trước sau từ sự vật này đến sự vật khác. Còn ở từ “mỗi” nó nhấn mạnh sự tách biệt giữa các cá thể, nhưng lại không giống “từng” ở chỗ nó chưa chắc đã lần lượt theo trình tự mà có thể diễn ra cùng một lúc.