28/05/2017, 00:21

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ của Minh Huệ lớp 6

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ Minh Huệ văn học lớp 6 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Minh Huệ là (1927 – 2003). – Tên khai sinh là Nguyễn Thái. – Sinh ra tại mảnh đấy Nghệ An cùng với quê của Bác. – Ông tham gia vào cách mạng và hoạt động với lòng nhiệt huyết khát khao tự do ...

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ Minh Huệ văn học lớp 6 I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả – Minh Huệ là (1927 – 2003). – Tên khai sinh là Nguyễn Thái. – Sinh ra tại mảnh đấy Nghệ An cùng với quê của Bác. – Ông tham gia vào cách mạng và hoạt động với lòng nhiệt huyết khát khao tự do cho đất nước. – Trong quá trình tham gia cách mạng ông cũng tham gia vào văn học nghệ thuật. – Ông được biết đến với các ...

Soạn bài Đêm nay Bác không ngủ Minh Huệ văn học lớp 6


I.    Tìm hiểu chung
1.    Tác giả

–    Minh Huệ là (1927 – 2003).
–    Tên khai sinh là Nguyễn Thái.
–    Sinh ra tại mảnh đấy Nghệ An cùng với quê của Bác.
–    Ông tham gia vào cách mạng và hoạt động với lòng nhiệt huyết khát khao tự do cho đất nước.
–    Trong quá trình tham gia cách mạng ông cũng tham gia vào văn học nghệ thuật.
–    Ông được biết đến với các tác phẩm như: đêm nay bác không ngủ, đất chiến hào, tiếng hát quê hương.
–    Ông được nhà nước trao tặng giải thưởng về văn học nghệ thuật.


2.    Tác phẩm
a.    Hoàn cảnh sáng tác: bài thơ được viết năm 1951 trong khi Đảng ta đang thực hiện chiến dịch biên giới. Bài thơ kể lại một truyện có thật vào trước đêm mở màn chiến dịch đêm ấy Bác không ngủ vì lo cho đất nước lo cho các anh chiến sĩ.
b.    Thể thơ: ngũ ngôn.
c.    Bố cục: 3 phần:
–    Phần 1: 4 khổ thơ đầu: lần thức đậy lần thứ nhất của anh đội viên.
–    Phần 2: 5 khổ thơ tiếp: lần thứ hai anh đội viên thức dậy.
–    Phần 3: còn lại: lần thứ ba anh đội viên thức dậy.


II.    Tìm hiểu chi tiết
1.    Lần thứ nhất anh đội viên thức dậy và hình ảnh của Bác.

–    Anh đội viên thức dậy thấy trời đã khuya nhưng Bác vẫn ngồi mà không ngủ.
–    Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trầm ngâm bên bếp lửa -> suy nghĩ trầm tư giống như một vị cha già của cả dân tộc Việt Nam .
–    Ngoại cảnh: trời mưa lâm thâm, mái lều tranh xơ xác .
–    Anh đội viên nhìn Bác mà càng thương Bác thêm.
–    Tiếng gọi thân thương “người cha mái tóc bạc” -> sự gần gũi thân quen tình như ruột thịt.
–    Bác đốt lửa cho anh nằm, hành động dém chân nhón chân của Bác thể hiện sự ân cần chăm sóc chu đáo của Bác với các đồng chí.


->    Qua bốn khổ thơ đầu ta thấy hình ảnh của Bác qua điểm nhìn của anh đội viên. Đó là hình ảnh của một vị lãnh tụ lo lắng cho chiến dịch nên không thể nào ngủ nổi. Bác lúc nào cũng vậy luôn lo lắng cho toàn dân tộc Việt Nam. Không những thế Bác còn là một vị cha già kính yêu, mái tóc đã bạc nhưng đã thức để cho các con ngủ. Hành động ân cần chăm sóc sợ các con giật mình là một hành động thể hiện tình cảm cao cả yêu thương mà Bác dành cho các đồng chí.

soan bai dem nay bac khong ngu

 

2.    Lần thứ hai anh đội viên tỉnh dậy.

–    Với tình cảm thân thương của Bác anh đội viên như mơ màng trong giấc ngủ ấm áp với tình yêu thương ấy.
–    Trong giấc mộng ấy anh thấy bóng của Bác cao cả ấm hơn ngọn lửa hồng.
–    Anh đội viên nhỏ nhẹ mời Bác đi ngủ hỏi Bác có lạnh không?
–    Bác không trả lời câu hỏi của anh mà chỉ bảo anh ngủ ngon để ngày mai đánh giặc.
–    Anh đội viên chỉ biết vâng lời nhưng lòng bồn chồn lo lắng -> thể hiện tình cảm và sự lo lắng mà anh đội viên dành cho Bác.
–    Anh không nói gì nhưng lòng lo lắng sợ Bác ốm mà chiến dịch vẫn còn dài nếu ngày nào Bác cũng như thế thì làm sao được.


->    Đoạn thơ này chủ yếu nói về sự kính trọng và yêu mến lo lắng của anh đội viên dành cho Bác. Dù đã nhắm mắt nhưng anh cũng không yên lòng khi Bác cứ thức như thế.


3.    Lần thứ ba anh thức dậy
–    Cả một đêm anh không ngủ được Bác cũng không ngủ.
–    Anh thức dậy lần ba nhưng cũng bàng hoàng vì Bác không ngủ, Bác vẫn ngồi đinh ninh chòm râu in phăng phắc.
–    Anh nằng nằng -> như đứa con nũng nịu kiên quyết không cho Bác thức nữa.
–    Bác không ngủ được bởi vì Bác còn thương cho đoàn dân công trời rét mưa như thế này mà phải ngủ ngoài rừng không biết có lạnh không.
–    Càng thương Bác lại càng nóng ruột mong trời mau sáng.
–    Anh đội viên nhìn Bác, Bác nhìn ngọn lửa hồng -> ngọn lửa hồng ấy tượng trưng cho ngọn lửa cách mạng, ngọn lửa của khát khao tự do và hòa bình.
–    Lòng anh như được tiếp thêm ngọn lửa khát khao hòa bình ấy và thức luôn cùng Bác.
–    Bác không ngủ là một lẽ thường tình vì Bác là Hồ Chí Minh – một con người với tấm lòng bao la nhân hậu, yêu thương dạt dào.


->    Lần thứ ba này càng nhấn mạnh vào sự không ngủ của Bác. Đồng thời giải thích lí do tại sao Bác không ngủ một là vì lo chiến dịch ngày mai  hai là thương đoàn dân công ngủ ngoài rừng. Tấm lòng bác bao la hơn đại dương xanh, cao ngút ngàn hơn những đỉnh núi trường sơn kia.


III.    Tổng kết
–    Với thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, kết hợp diễn biến thời gian với những lần anh đội viên thức dậy hình ảnh của Bác Hồ kính yêu cứ thể hiện lên với sự cần mẫn, trầm tư suy nghĩ, hình ảnh của một vị cha già không lúc nào thôi lo lắng cho nhân dân đất nước. Bác thức đêm ấy và còn biết bao đêm Bác thức nữa. Sự cao cả và tình yêu của Bác dành cho đất nước và con người Việt Nam thật đáng kính yêu.

0