Soạn bài Khát quát văn học dân gian Việt Nam
Soạn bài Khát quát văn học dân gian Việt Nam 1. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: – Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng). + Ngôn từ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của các tác ...
Soạn bài Khát quát văn học dân gian Việt Nam 1. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam: – Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng). + Ngôn từ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian. + Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm phân biệt giữa văn học dân gian và văn học viết. + Văn học dân ...
1. Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam:
– Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng).
+ Ngôn từ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên nội dung ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của các tác phẩm văn học dân gian.
+ Văn học dân gian tồn tại, lưu hành theo phương thức truyền miệng. Đây là điểm phân biệt giữa văn học dân gian và văn học viết.
+ Văn học dân gian gắn liền với diễn xướng dân gian. Ở một số thể loại có thể kết hợp với các loại hình nghệ thuật khác.
– Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể).
+ Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể.
+ Văn học dân gian lúc đầu được một người khởi xướng, sáng tác và được tập thể tiếp nhận, sau đó những người khác tiếp tục lưu truyền và sáng tạo làm cho tác phẩm biến đổi dần, thường là phong phú hơn,hoàn thiện hơn về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật,
-> Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản, chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền các tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Văn học dân gian Việt Nam gồm có 12 thể loại:
+ Thần thoại: tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên.
+ Sử thi: tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sủ dụng ngôn ngữ có vần, nhịp xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.
+ Truyền thuyết: Tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hóa.
+ Truyện cổ tích: Tác phẩm tự sự kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.
+ Truyện ngụ ngôn: Tác phẩm tự sự dân gian kể về những việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên nhữn bài học kinh nghiệm về cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán
+ Tục ngữ
+ Câu đố
+ Ca dao
+ Vè
+ Truyện thơ
+Chèo
3. Những giá trị nội dung của văn học dân gian:
+ Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc.
+ Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người.
+ Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.